Nghệ nhân Hà Nội: Đôi tay họa bạc
Theo thời gian, những sản phẩm đậu bạc ngày càng được ưa chuộng, lượng khách hàng dần tăng lên. Tuy vậy, số lượng nhân công làm nghề lại không còn nhiều, điều này đã khiến nghệ nhân Tuấn Anh trăn trở. Để giải quyết bài toán đó, người nghệ nhân đã tích cực tham gia các cuộc thi, tạo ra nhiều sản phẩm kỳ công, tinh xảo, sẵn sàng truyền nghề miễn phí, góp phần vào sự phát triển làng nghề đậu bạc truyền thống Định Công.






Bằng những đóng góp của mình, năm 2017 ông Quách Phan Tuấn Anh vinh dự được nhận danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội trong lĩnh vực đậu bạc truyền thống. Đón xem Đôi tay họa bạc trong loạt phim tài liệu Nghệ nhân Hà Nội phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 27/04/2024 trên Kênh H1, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.
Những năm qua, làng nghề Quảng Phú Cầu, nằm trong hệ thống sản phẩm du lịch di sản ngoại đô của Hà Nội, đã giúp đa dạng hóa trải nghiệm du lịch và thu hút nhiều du khách đến với Thủ đô.
Triển lãm cây cảnh nghệ thuật tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, không chỉ là dịp quy tụ các cây dáng thế khác lạ, mà còn để những người yêu cây, giới sưu tầm tìm về, góp phần định hướng sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện.
Hà Nội có khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước, nếu được khai thác tốt để phục vụ du lịch, sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60km, làng nghề Trạch Xá, huyện Ứng Hòa, từ lâu đã nổi tiếng với nghề may áo dài truyền thống.
Các nghệ nhân của làng nghề điêu khắc sơn mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đang nỗ lực mỗi ngày để đưa tinh hoa của làng nghề hội nhập với thế giới.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, kỳ vọng tháo gỡ những điểm nghẽn để các làng nghề nâng cao tốc độ tăng trưởng, phát triển bền vững.
0