Nghệ nhân Hà Nội: Hoa văn trên sừng

Tại làng Thuỵ Ứng (Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội), những chiếc sừng khi qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân Lê Thị Thuận, đều trở thành những món đồ tinh xảo, đẹp mắt.

Nổi tiếng nhất trong các sản phẩm của làng Thuỵ Ứng phải kể đến chiếc lược sừng. Để làm ra được chiếc lược sừng hoàn chỉnh người nghệ nhân phải trải qua hàng chục công đoạn từ khi mua sừng về cắt thành ống, hơ ép, tạo phôi… đến cắt răng lược, chà lát, đánh bóng. Mỗi công đoạn đều quan trọng, đòi hỏi người nghệ nhân phải khéo tay, tinh mắt, luôn đổi mới sáng tạo để cho ra được thành phẩm đa dạng, mẫu mã phong phú.

Công đoạn vạch, tạo mẫu chiếc lược
Người nghệ nhân thực hiện công đoạn cắt răng lược

Các sản phẩm của nghệ nhân Lê Thị Thuận không chỉ nổi bật bởi chất lượng tốt mà còn bởi vẻ đẹp đến từ hoa văn, hoạ tiết như khảm trai, khảm ốc mang nét độc đáo riêng. Ngoài việc sản xuất những chiếc lược sừng, người nghệ nhân còn chế tác từ sừng những sản phẩm mỹ nghệ khác như: trâm cài tóc, vòng tay, khung tranh, ảnh nghệ thuật,… có giá trị sử dụng cao và được rất nhiều khách hàng ưa chuộng.

Những chiếc lược sừng hoàn chỉnh
Các sản phẩm khác được làm từ sừng

Không chỉ giữ nghề, phát triển nghề, nghệ nhân Lê Thị Thuận cùng với các cộng sự của mình trong làng Thuỵ Ứng còn xuất khẩu các sản phẩm sang các nước trên thế giới, góp phần lan toả nét đẹp của làng nghề truyền thống Việt Nam.

Nghệ nhân Lê Thị Thuận

Với những cống hiến trong việc bảo tồn và phát triển nghề làm các sản phầm từ sừng truyền thống, bà Lê Thị Thuận vinh dự được nhận danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội năm 2024.

Đón xem "Hoa văn trên sừng" trong loạt phim tài liệu Nghệ nhân Hà Nội phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 14/09/2024 trên Kênh H1, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nói đến nhiếp ảnh về Hà Nội thì không thể không nói tới nhà nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo. Ông đã tạo dựng được tên tuổi bằng một phong cách chụp riêng về Hà Nội mà thời gian càng trôi qua, người xem càng thấy giá trị của từng khung hình.

Giáng Sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt tại Nhà thờ Lớn Hà Nội, nơi đây đã được trang hoàng lộng lẫy, thu hút du người dân và du khách đến tham quan, thưởng thức không khí đặc biệt mùa lễ hội.

Với nghệ nhân Nguyễn Đức Bình, giò chả Ước Lễ không chỉ là một món ăn mà còn chứa đựng trong đó tinh hoa văn hóa. Hơn 40 năm qua, ông đã góp phần gìn giữ, lưu truyền nét tinh hoa ẩm thực này một cách vừa khoa học lại đầy chất nghệ thuật.

Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.

Không phải vô cớ mà nhiều người lại mong ngóng Noel đến vậy. Có người nói, đó là bởi Giáng sinh có nhiều hoa và đèn rực rỡ, hay tại bởi không khí vui vẻ, sum vầy mà Giáng sinh đem lại…

Với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật trong môi trường đặc biệt, có yêu cầu khắt khe hơn so với những hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này, NSƯT Bạch Quốc Khanh - Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, không chỉ có hành trình dài học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là cả sự khổ luyện, cùng một tình yêu cháy bỏng với văn hóa truyền thống.