Nghệ nhân Hà Nội: Nét tượng chạm hồn người

Nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi sinh ra và lớn lên tại làng Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội. Tuổi thơ của anh gắn với hình ảnh những pho tượng thờ bằng gỗ, bằng đất… và nghề tạc tượng, chạm khắc đồ thờ truyền thống của gia đình.

Bước vào đời với những hoài bão của tuổi trẻ, người thanh niên của làng nghề muốn tìm kiếm điều gì đó mới lạ hơn trong đời sống đô thị. Nhưng rồi tiếng đục chạm, những đường vân, thớ gỗ, màu son, thếp bạc đã kéo anh trở lại với làng nghề. Với một niềm đau đáu với vẻ đẹp và kỹ thuật tạc tượng của cha ông, nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi đã dành thời gian đi khắp những ngôi chùa, mái đình đền xứ Đoài, nơi có những bức tượng thờ của làng Sơn Đồng đã vài trăm năm tuổi. Cũng từ đó anh “chạm” được vào những bí quyết, kỹ thuật tưởng như đã mai một. Đó là con đường đưa anh tìm về với những sáng tạo của cha ông.

Nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi và bố - nghệ nhân Nguyễn Viết Bảo
Nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi và những pho tượng cổ của làng nghề Sơn Đồng

Học từ trong nét chạm khắc, màu sơn, tạo tác dáng hình, học từ những người nghệ nhân trong làng (trong đó có bố mình – nghệ nhân Nguyễn Viết Bảo), anh Nguyễn Viết Lợi đã dần nắm bắt được những kỹ thuật, bí quyết quan trọng: đục thiếu, tạo những nếp áo, bó sơn, sơn cầm, thếp bạc…đặc biệt là kỹ thuật vẽ diện, điểm nét. Kỹ thuật vẽ diện của nghệ nhân Nguyễn Việt Lợi khiến những bức tượng anh tạo tác thêm thần thái. 

Một vài công đoạn trong kỹ thuật làm tượng.
Nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi đang điểm nét cho những pho tượng
Nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi và những sản phẩm của mình

Đón xem "Nét tượng chạm hồn người" trong loạt phim tài liệu Nghệ nhân Hà Nội phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 04/05/2024 trên Kênh H1 và các nền tảng số, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dù công việc khá vất vả, nhưng xưởng làm dao kéo của người thợ Hòe Thị (quận Nam Từ Liêm) vẫn luôn đỏ lửa lò mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội.

Qua khảo sát của đoàn Hội đồng Thủ công thế giới, làng lụa Vạn Phúc, một trong những làng nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam với hơn 1000 năm tuổi, được đánh giá đủ yếu tố để tham gia mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận điểm du lịch làng nghề cỏ tế mây tre đan xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên.

Hội đồng Giám khảo quốc tế Hội đồng Thủ công thế giới đã đến khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM (FFA) phối hợp cùng Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam đã tổ chức Lễ hội nước mắm TP HCM lần 1 năm 2024 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, là một trong số nhiều làng nghề chuyên sản xuất gỗ mỹ nghệ, với những người dân năng động trong phát triển kinh tế.