Nghệ nhân Hà Nội: Tay xếp lá kết vành thương nhớ

Gắn bó với những chiếc nón lá từ thời thơ bé, nghệ nhân Lê Văn Tuy đã góp phần đưa những chiếc nón làng Chuông đi khắp cả nước và đến với bạn bè quốc tế.

Những chiếc nón lá Việt Nam đã trở thành một nét văn hóa riêng biệt, là “vành thương nhớ” trong tâm thức người Việt, đặc biệt là khi gắn với tà áo dài truyền thống.

Nét duyên dáng của người phụ nữ Việt trong tà áo dài và chiếc nón lá

Khi biết đến nghệ nhân Lê Văn Tuy (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội), nhiều người ngạc nhiên khi thấy đằng sau những chiếc nón duyên dáng là bàn tay của một nghệ nhân nam.

Nghệ nhân Lê Văn Tuy say mê với nghề làm nón lá.

Tỉ mỉ, cẩn thận, đặc biệt là tâm huyết và yêu nghề, dường như chẳng có yêu cầu đặc biệt nào từ khách hàng có thể làm khó được nghệ nhân Tuy.

Chiếc nón đường kính 1m do nghệ nhân Lê Văn Tuy sáng tạo nên.

50 năm làm nghề, với những chiếc nón đoạt nhiều giải thưởng và cả chứng nhận OCOP, nhưng nghệ nhân Lê Văn Tuy luôn cho rằng thành công của mình chỉ là nhờ may mắn.

Một số sản phẩm đạt giải thưởng của nghệ nhân Lê Văn Tuy

Đón xem "Tay xếp lá kết vành thương nhớ" trong loạt phim tài liệu "Nghệ nhân Hà Nội" phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 13/07/2024 trên Kênh H1, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sinh ra trong làng nghề điêu khắc gỗ Ngọc Than (Quốc Oai, Hà Nội), lại có năng khiếu mỹ thuật, nghệ nhân tranh điêu khắc gỗ Bùi Trọng Lăng đã tạo nên những tác phẩm độc đáo mang hồn cốt Việt.

Các thành viên đến từ mọi lứa tuổi, ngành nghề, giới tính hay nhóm cộng đồng trong xã hội đều được kết nối với nhau bằng tình yêu âm nhạc, thông qua dự án âm nhạc cộng đồng Hợp xướng đa dạng.

Miệt mài trong suốt 3 năm mới có được tác phẩm ưng ý đầu tiên, nghệ nhân Đỗ Văn Cường đã tạo tác nên những sản phẩm mộc mỹ nghệ đặc sắc mang dấu ấn cá nhân.

Niềm đam mê với các ý tưởng sáng tạo là nguồn cảm hứng để chị Minh Phương cho ra đời các sản phẩm túi xách độc đáo, thân thiện với môi trường, tôn vinh nghề thủ công của Hà Nội mang thương hiệu riêng của mình.

Nghệ nhân Đào Anh Tuấn kế thừa tài năng của cha mình, nghệ nhân ưu tú Đào Văn Soạn, người làm đàn nổi tiếng ở làng nghề làm nhạc cụ dân tộc truyền thống Đào Xá.

Theo đuổi kỹ thuật đắp vẽ thủ công, sử dụng các nguyên vật liệu truyền thống để khảm phù điêu trên các công trình tâm linh, nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy đã có hơn 30 năm gìn giữ nghề “nề ngõa” - một nghề truyền thống với cái tên có lẽ không mấy người từng nghe.