Nghệ nhân Hà Nội: Thêu hoa dệt gấm

Với tâm huyết gìn giữ giá trị truyền thống, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã góp phần hồi sinh nghệ thuật thêu trang phục cung đình tưởng chừng đã mai một.

Sinh ra và lớn lên tại làng nghề thêu truyền thống (làng Đông Cứu, xã Dũng Tiến, Thường Tín, Hà Nội), nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã được tiếp xúc với cây kim sợi chỉ từ bé. Sau khi đi quân ngũ về, ông quyết định nối nghiệp, gìn giữ và phát triển nghề cho tới ngày hôm nay.

Cơ duyên khiến ông Giỏi trở thành người phục dựng trang phục truyền thống cung đình, xuất phát từ lần gặp gỡ anh Trịnh Bách, một Việt kiều với niềm đam mê phục dựng trang phục và văn hóa truyền thống Việt Nam. Cuộc gặp gỡ tình cờ này đã mở ra cơ hội cho nghệ nhân Vũ Văn Giỏi bắt đầu niềm đam mê với những hoa văn tinh xảo trên trang phục truyền thống của vua chúa xưa.

Nghệ nhân Vũ Văn Giỏi nghiên cứu hoạ tiết hoa văn trên bản vẽ.

Để phục dựng những bộ trang phục giống phiên bản gốc nhất có thể, ông phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc tìm hiểu và nghiên cứu các kỹ thuật thêu cổ, do tài liệu và mẫu trang phục nguyên bản còn rất ít. Chẳng hạn, long bào của vua dù có thêu bao nhiêu mũi thì các mũi phải đều tăm tắp về khoảng cách, độ dài, mỗi gam màu lại có sắc độ khác nhau.

Đó là chưa kể một loạt kỹ thuật đặc biệt được ứng dụng trong thêu những họa tiết khó, phức tạp như kỹ thuật thêu kim tuyến, chỉ se hai chiều... Quá trình hoàn thiện phục chế một bộ long bào có thể kéo dài cả năm, thậm chí lâu hơn. Tuy nhiên, với sự kiên trì, ông đã thành công trong việc phục dựng những mẫu trang phục cung đình hoàn chỉnh, tinh xảo đến từng chi tiết.

Một trong những chiếc áo của vua Khải Định mà ông Giỏi phục dựng lại
Hoạ tiết hoa văn sắc nét trên chiếc áo.
Kỹ thuật thêu bắt kim tuyến.
Kỹ thuật đưa kim dứt khoát

Không chỉ dừng lại ở việc khôi phục, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi còn tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm để quảng bá nghề thêu Đông Cứu. Ông đã mang những sản phẩm thêu tay độc đáo của mình đến với công chúng trong và ngoài nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,… và được trưng bày trong các bảo tàng trên khắp cả nước, có thể kể đến: Triển lãm tại Festival Huế, Triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng cung đình Huế,… góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam thông qua từng đường kim sắc nét.

Nghệ nhân tham gia chia sẻ về nghề thêu ở làng Đông Cứu trong buổi workshop.
Nghệ nhân trao đổi với người thợ về kỹ thuật thêu áo.

Thành công của nghệ nhân Vũ Văn Giỏi là niềm tự hào, là động lực để các thế hệ của làng Đông Cứu tiếp tục gìn giữ những lối thêu cổ và tiếp tục phát huy những giá trị truyền thống đặc sắc của cha ông.

Với những cống hiến trong việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật thêu truyền thống, ông Vũ Văn Giỏi vinh dự là người trẻ nhất được nhận danh hiệu Nghệ nhân nhân dân năm 2016.

Đón xem "Thêu hoa dệt gấm" trong loạt phim tài liệu Nghệ nhân Hà Nội phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 26/10/2024 trên Kênh H1, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với tâm huyết gìn giữ giá trị truyền thống, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã góp phần hồi sinh nghệ thuật thêu trang phục cung đình tưởng chừng đã mai một.

Vơi những người nông dân ngoại thành xa trung tâm Thủ đô, công nghệ số đã giúp cho họ mang câu chuyện hàng ngày và sản phẩm họ làm ra đến gần hơn với mọi người.

Phố Hoàng Diệu thuộc phường Quan Thánh, quận Ba Đình, gắn với nhiều di tích lịch sử như Hoàng thành Thăng Long và Đoan Môn. Phố nổi bật bởi hàng cây xà cừ cổ thụ quanh năm xanh mát.

Một Hà Nội hiện lên vừa nhẹ nhàng, sâu lắng, vừa rực rỡ, sôi động, hiện đại nhưng vẫn giữ được nét cổ kính trong những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Lê Bích.

Từ các làng nghề ven đô, cốm được đưa về phố. Với nhiều người Hà Nội, cốm là thức quà dân dã nhưng thật tao nhã.

Nếu như mùa thu được ví như mùa đẹp nhất trong năm thì tháng 10 là tháng đẹp nhất của mùa thu Hà Nội.