Nghệ nhân Hà Nội: Vương vấn tơ sen

Không chỉ sáng tạo kỹ thuật để những con tằm tự dệt lụa, nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận còn là người đầu tiên ở Việt Nam tạo ra những tấm lụa từ sợi tơ sen.
Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận với sản phẩm lụa từ tơ sen.

Ngắm nhìn đầm sen thơm ngát vào mùa hạ ở Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Nội, khơi dậy trong lòng bà Thuận khao khát dệt lụa từ sợi tơ sen.

Những sợi tơ lấy từ cuống sen được kéo ra, se lại và đan dệt… Tất cả đều được làm thủ công, với rất nhiều lần thử nghiệm.

Những sợi tơ sen được lấy trong đầm từ sớm lưu giữ hương thơm.

Với đam mê và tình yêu sâu sắc với nghề dệt lụa truyền thống, bà Thuận không ngừng tìm tòi và phát triển các kỹ thuật độc đáo trong dệt lụa. Nghệ nhân Phan Thị Thuận đã dệt thành công chiếc khăn lụa tơ sen đầu tiên của Việt Nam vào năm 2018.

Các sản phẩm từ lụa tơ sen của nghệ nhân Phan Thị Thuận mềm mại, nhẹ nhàng và thoáng mát với hương thơm tự nhiên từ sen, có giá trị thẩm mỹ cao, vẻ đẹp tinh tế, độc đáo.

Những chiếc khăn lụa được dệt từ tơ sen
Bức tranh làm từ lụa tơ sen
Bà Thuận hướng dẫn những bạn trẻ kỹ thuật rút sợi tơ sen.

Với những cống hiến trong việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, đưa tơ lụa và lụa tơ sen vươn ra thế giới, bà Phan Thị Thuận vinh dự được nhận danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực dệt lụa tơ tằm và tơ sen.

Đón xem Vương vấn tơ sen trong loạt phim tài liệu Nghệ nhân Hà Nội phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 29/06/2024 trên Kênh H1, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Xuất phát từ tình yêu với những họa tiết cổ truyền và ký ức về những chiếc áo bông thời thơ ấu, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ đã đem câu chuyện của mình vào các thiết kế áo bông mang âm hưởng đương đại.

Sáng 11/12, Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Sinh ra và lớn lên ở làng rối nước truyền thống hơn 300 năm - làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đắm chìm trong không gian nghệ thuật này khiến nghệ nhân Nguyễn Văn Phi có duyên với những con rối. Hiện ông là người chế tác rối nước thủ công duy nhất của phường múa rối nước này.

Gìn giữ các loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, dân ca kịch... trong đời sống đương đại là trăn trở chung của những người làm nghề. Đáng mừng là giờ đây, các loại hình nghệ thuật truyền thống đã có lớp nghệ sĩ mới tài năng, kiên định với sứ mệnh gìn giữ tinh hoa dân tộc, trong đó có NSƯT Lộc Huyền, Trưởng đoàn nghệ thuật thể nghiệm - Nhà hát Tuồng Việt Nam.

Là một trong những nhà thiết kế theo đuổi con đường nhung, lụa thêu tay, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ đã dành nhiều tâm huyết để đưa chất liệu nhung, lụa Việt Nam lên một nấc thang mới. Hành trình ghi dấu phong cách riêng của mình trong làng thời trang Việt của cô gái trẻ là cả một sự nỗ lực để hồi sinh, đưa những sản phẩm nhung lụa thêu tay truyền thống đến gần với đời sống đương đại.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đã có những thời điểm làn điệu dân ca truyền thống của làng quê Xa Mạc (xã Liên Mạc, huyên Mê Linh) đứng trước nguy cơ biến mất. Trong bối cảnh đó, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Ngọc Lược đã dành rất nhiều công sức và tự bỏ kinh phí để sưu tầm, truyền bá và làm "sống" dậy làn điệu chèo Xa Mạc. Ông được người dân nơi đây yêu quý gọi với cái tên - ông Lược Chèo.