Nghề săn mật ong tại Nepal gặp khó vì biến đổi khí hậu

Nghề săn mật ong tại Nepal là một truyền thống được lưu truyền qua nhiều thế hệ ở một số cộng đồng miền núi tại đất nước nằm bên dưới dãy Himalaya này. Tuy nhiên, hiện nay, những người làm nghề này đang gặp một thách thức đáng lo ngại hơn cả, đó là nguy cơ không có ong để săn.

Nghề săn mật ong là một nghề tương đối nguy hiểm, khi những người thợ săn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn để tiếp cận các tổ ong.

Trong những năm qua, số lượng ong tại Nepal đã giảm đáng kể do biến đổi khí hậu, gây gián đoạn sự phát triển của ong, nguồn thức ăn sẵn có và thậm chí ảnh hưởng cả quá trình thụ phấn của thực vật.

Nepal - nghề săn mật ong gặp khó vì biến đổi khí hậu

Tại ngôi làng hẻo lánh cách thủ đô Kathmandu của Nepal khoảng tám giờ lái xe, những người thợ săn mật ong trèo xuống vách núi một cách điêu luyện trên một chiếc thang dây thủ công bện từ những sợi tre treo lủng lẳng từ vách đá cao khoảng 50 mét.

Đây là nơi sinh sống của loài ong mật khổng lồ Himalaya hay còn gọi là Apislaboriosa. Sau khi dùng khói để lùa ong ra khỏi tổ, ông Aita Prasad Gurung, một người làm nghề săn mật ong, cẩn thận điều khiển một cây sào dài gắn lưỡi dao sắc ở đầu để cắt những tổ ong xuống.

Suy giảm số lượng quần thể ong đe dọa trực tiếp đến nghề săn mật ong truyền thống

Mật ong Himalaya được bán với giá 2.000 rupee (1,5 USD) một lít. Vì vậy, đối với người dân của cộng đồng Gurung tại Nepal, mật ong có giá trị giống như những mỏ vàng, là một trong những nguồn thu nhập chính để họ trang trải cuộc sống.

Tuy nhiên, thời tiết thất thường do biến đổi khí hậu đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, làm suy giảm số lượng quần thể ong tại đây, đe dọa trực tiếp đến nghề săn mật ong truyền thống.

Anh Chandra Singh Gurung, thợ săn mật ong cho biết: “Chúng tôi thường bắt đầu săn mật ong vào giữa tháng 5 với hy vọng sẽ săn được thật nhiều để kiếm thêm thu nhập. Nhưng hãy nhìn xem điều gì đang xảy ra với hành tinh này đây, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, có lúc mưa quá nhiều, có lúc lại mưa quá ít, khô hạn kéo dài khiến chúng tôi không khỏi lo lắng vì số lượng tổ ong không còn nhiều như trước nữa. Chúng tôi có thể làm được gì đây”.

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến loài ong ở vách đá Himalaya theo nhiều cách. Những con ong thường dựa vào mùi hương để tìm kiếm mật hoa thực vật làm thức ăn.

Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã khiến thay đổi mùi hương của thực vật, dẫn đến hậu quả là đàn ong khó tìm được nguồn thức ăn quen thuộc, vì vậy chúng chết dần vì đói.

Biến đổi khí hậu cũng thu hẹp môi trường sống của loài ong vốn thường chỉ sinh sống ở những môi trường nhất định. Mất môi trường sống đã khiến loài ong bản địa đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao hơn bao giờ hết.

Số lượng ong giảm cũng ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn vốn rất quan trọng với sự sống của cây trồng ở vùng núi cao và hệ thực vật hoang dã. Điều này gây tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế tại vùng nông thôn của Nepal.

Dữ liệu của Liên Hợp Quốc cho thấy nhiệt độ ở dãy Himalaya, nơi có những đỉnh núi cao nhất trên trái đất, đã tăng cao hơn mức tăng trung bình toàn cầu là 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nhiệt độ tăng dù chỉ 1 độ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của ong và sự thụ phấn chéo của thực vật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ ngày hôm nay (27/6), người nước ngoài định cư tại Đức đủ 5 năm liên tục có thể nộp đơn xin quốc tịch thay vì phải đợi 8 năm như trước đây.

Italia sở hữu nhiều cái nhất, như thành Rome có nhiều di sản nhất, phố Venice có quán cà phê lâu đời nhất và giờ là con thuyền đẹp nhất thế giới Amerigo Vespucci.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cảnh báo Moscow có thể buộc phải hạ cấp quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây do chính sách thù địch của Mỹ và các đồng minh của Washington.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh diễn ra trong hai ngày 27-28/6 tại thủ đô Brussels, Bỉ, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu sẽ thông qua danh sách đề cử các vị trí lãnh đạo chủ chốt và xác định mục tiêu chính sách trong 5 năm tới.

Tướng Juan Jose Zuniga, người chỉ huy một nhóm binh sĩ và xe bọc thép chiếm phủ Tổng thống Bolivia hôm 26/6, đã bị buộc tội khủng bố.

Nhiệm kỳ Chủ tịch của Kazakhstan trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) sắp kết thúc, các quốc gia thành viên SCO đang nhóm họp để xem xét những thành tựu của ngành năng lượng trong năm qua và chuẩn bị chuyển giao cương vị chủ tịch cho Trung Quốc.