Nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật | Hà Nội tin mỗi chiều

Việc các nghệ sĩ, diễn viên, người nổi tiếng thời gian qua tham gia quảng cáo trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông là chuyện phổ biến. Tuy nhiên, nhiều nghệ sĩ chỉ vì lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm đã “tiếp tay” cho vi phạm.

Hiện nay, mỗi khi lướt internet, các trang thương mại điện tử, mạng xã hội như facebook, tiktok, youtube, chúng ta đều xem và nghe rất nhiều quảng cáo có hình ảnh nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo về công dụng “thần kỳ” của các loại sản phẩm, nhất là thuốc, thực phẩm chức năng, dịch vụ khám chữa bệnh, làm đẹp mà hiệu quả thật sự vẫn chưa được kiểm chứng. Những thuật ngữ như “thuốc gia truyền, danh y, thần y” được các nghệ sĩ “ra rả” gán cho các loại sữa, thực phẩm chức năng có công dụng như thuốc điều trị các bệnh mãn tính như xương khớp, huyết áp, tiểu đường... gây bức xúc cho khán giả và người sử dụng.

Việc các nghệ sĩ, diễn viên, người nổi tiếng thời gian qua tham gia quảng cáo trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông là chuyện phổ biến, vì đây là những người có tác động lớn đến công chúng. Thế nhưng, khi hoạt động, những người nghệ sĩ này trước hết là phải làm đúng pháp luật, thứ hai hơn cả pháp luật là đạo đức nghề nghiệp.

Nếu các quảng cáo tuân thủ đúng chức năng, yêu cầu, thành phần của các sản phẩm thì đây là hình thức quảng cáo, marketing hiệu quả trong kinh doanh, dịch vụ. Đáng nói là các mặt hàng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng là sản phẩm được sản xuất và kinh doanh có điều kiện, phải được đăng ký, kiểm duyệt, cấp phép trước khi lưu hành, do ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng nên không được quảng cáo tùy tiện. 

Nhiều nghệ sĩ bất chấp chế tài, chỉ vì “lợi nhuận” mà quảng cáo sai sự thật, sau khi bị phát hiện thì xin lỗi, né tránh trách nhiệm đổ lỗi cho “vô tình”, “không hiểu biết”. Lúc này việc ăn năn đã muộn màng bởi dù vô tình hay cố ý, những công dụng bị “thổi phồng” cũng đã gây nguy hại cho sức khỏe cho người dùng khi trót tin nhầm lời quảng cáo. Bản thân người nghệ sĩ cũng bị công chúng chỉ trích, quay lưng thậm chí là “tẩy chay”. Nhiều người sau đó cũng bị ngành chức năng xử lý theo quy định pháp luật. 

Những bài học đắt giá về các nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật cũng đặt ra yêu cầu về siết chặt công tác quản lý nhà nước và trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của chính bản thân người nghệ sĩ. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định này vào thực tế có hiệu quả hay không phục thuộc vào công tác giám sát, quản lý của cơ quan chức năng.

Theo Nghị định 38 xử phạt hành chính về lĩnh vực quảng cáo, bất kỳ cá nhân nào quảng cáo sai sự thật, không đúng, gây nhầm lẫn về chất lượng, công dụng, số lượng, nguồn gốc, giá cả sẽ bị phạt từ 60 triệu - 80 triệu đồng; Buộc khắc phục hậu quả tháo gỡ, xóa quảng cáo, cải chính thông tin; Nếu tái phạm, tùy vào mức độ, người thực hiện sẽ bị xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự về tội quảng cáo gian dối theo quy định. Theo thống kê tháng 2/2023, cả nước có khoảng 70 triệu người có tài khoản mạng xã hội. Nhiều nội dung tích cực được lan tỏa nhưng cũng có nhiều thông tin sai lệch, quảng cáo sai sự thật xuất hiện trên các mạng xã hội. 

Tại cuộc họp báo quý III của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), lãnh đạo Bộ VHTTDL cho biết đang phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) xây dựng quy trình xử lý, kiểm soát đối với các trường hợp nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật, hay không tuân thủ quy tắc ứng xử, có tác động lớn đến xã hội. Cũng đã có cơ chế, chế tài để kiểm soát về mặt nội dung và hình thức quảng cáo, nhằm đảm bảo mỗi quảng cáo đến với người tiêu dùng có tính chính xác theo đúng thông tin sản phẩm giới thiệu. Quy chế phối hợp giữa Bộ Thông tin và Truyền thông với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đang trong quá trình hoàn thiện, có thể cuối năm nay sẽ hoàn thiện. Tuy nhiên, trong thời gian chưa có quy chế, thì Bộ TT&TT phối hợp Bộ VHTT&DL xây dựng danh sách trắng và danh sách đen. Trong đó, danh sách trắng khuyến khích và hỗ trợ nhà quảng cáo tài khoản đó, vì họ làm tốt. Còn danh sách đen là những người vi phạm đã bị xử phạt và tái phạm thì không khuyến khích nhà quảng cáo ủng hộ cho tài khoản của những người vi phạm đã bị xử phạt hoặc tái phạm. Đó cũng là cách làm cho môi trường mạng trong sạch. 

Việc thiết lập chế tài cũng là hồi chuông cảnh báo các nghệ sĩ về vai trò và nghĩa vụ của nghệ sĩ đối với xã hội, tự soi mình, tự sửa mình. Tuy nhiên, để tránh hệ lụy xấu từ hoạt động quảng cáo, đầu tiên vẫn là người nổi tiếng cần nhận biết sức ảnh hưởng của mình với công chúng để có những hành động, lời nói chuẩn mực, cẩn trọng; không lợi dụng sức hút, niềm tin, tên tuổi bản thân để “đánh bóng” cho các sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc hoặc chưa được cơ quan chức năng chứng nhận.

Cơ quan quản lý nhà nước phải đưa ra được các chế tài xử phạt nặng đối với các cá nhân, nhất là người nổi tiếng có hành vi quảng cáo sai sự thật, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều bộ ngành như thông tin truyền thông, văn hóa, viễn thông, thanh tra, nhất là với các địa phương trong việc giám sát hoạt động quảng bá, tuyên truyền các sản phẩm của các tài khoản mạng xã hội, các trang web, ứng dụng.

Về phía người dùng cần hết sức cảnh giác và thận trọng khi tin dùng các sản phẩm quảng cáo qua mạng. Tốt nhất là cần có sự hướng dẫn của y bác sĩ, chỉ mua thuốc, thực phẩm chức năng có nguồn gốc, hóa đơn, chứng từ, tại các cơ sở kinh doanh được cấp phép hoạt động, để có căn cứ tố giác khi cần thiết, tránh rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bãi giữa sông Hồng sẽ thành công viên văn hóa; Bộ phận một cửa các cấp ở Hà Nội triển khai không dùng tiền mặt từ 1/6; Điểm mới trong công tác đăng ký và quản lý phương tiện xe ở Hà Nội… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Kinh doanh qua mạng hết thời trốn thuế; Con người là trung tâm để phát triển đồng bằng sông Hồng; Người điều khiển xe máy chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất trong tai nạn giao thông... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội dự kiến dành hơn 17 nghìn tỷ đồng để mở rộng gấp đôi đường Láng, giải bài toán ùn tắc Ngã Tư Sở; Hà Nội sẽ có bản đồ số về ngập lụt để cảnh báo cho người dân; Hơn 2.000 viên thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ giảm cân bị làm giả một cách tinh vi vừa bị lực lượng quản lý thị trường TP Hà Nội phát hiện thu giữ… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Lần đầu tiên Việt Nam ghép tạng thành công cho bệnh nhân suy gan tối cấp, sự sống tính bằng giờ; Mỗi năm Việt Nam cần hàng nghìn tỷ đồng để điều trị cho tất cả các bệnh nhân Thalassemia; Giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt 15 tỷ đồng của người phụ nữ Hà Nội... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội có 38 tuyến xe buýt đã thí điểm hệ thống vé điện tử; Lo ngại thiếu nước, Hà Nội tăng khai thác nước ngầm; Học sinh vi phạm ATGT sẽ bị gửi thông báo về nhà trường... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Điện Biên Phủ - trung tâm du lịch mới của vùng Tây Bắc đang thu hút lượng lớn du khách; Cục Hàng không lập đoàn kiểm tra đột xuất việc kê khai, niêm yết giá vé máy bay; Liên tiếp bắt giữ các vụ thực phẩm bẩn tại Hà Nội... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.