Nghề sửa đồ gỗ dạo ở Hà thành

Ở Hà thành có những nghề tưởng như không bao giờ tồn tại như nghề sửa đồ gỗ dạo, nhưng nhiều người vẫn dựa vào đó để kiếm sống hàng ngày.

Nếu ai đã từng tìm thợ sửa chữa đồ gỗ trong gia đình thì sẽ biết đến một vài con phố tập trung những người chuyên sửa đồ gỗ dạo như khu chợ Hàng Da ở quận Hoàn Kiếm, hay con phố Trần Nhân Tông ở quận Hai Bà Trưng…

Con phố Trần Nhân Tông, sát công viên Thống Nhất, là nơi chờ khách của những người thợ sửa đồ gỗ dạo. Họ chủ yếu đến từ Hà Nam. Những lúc nông nhàn, nhóm có thể lên tới 20 người. Còn bình thường có chừng chục người thay phiên nhau đi sửa.

Những người thợ sửa đồ gỗ dạo chờ khách trên con phố Trần Nhân Tông.

Ông Nguyễn Phú Huỳnh ở Hà Nam đã lên Hà Nội làm nghề sửa chữa đồ gỗ được 20 năm nay. Ông cho biết công việc của ông là chuyên sửa chữa, lắp đặt tất cả vật dụng đồ gỗ ở phố, từ tháo lắp cánh cửa, đồ thờ, đến thay bản lề, dồn mộng, sửa giường, tủ, bàn, thay thế đồ mối mọt, đánh véc ni…

Công việc sửa đồ gỗ dạo túc tắc mỗi ngày giúp ông có thêm thu nhập trong những lúc nông nhàn.

Công việc sửa đồ gỗ dạo giúp người thợ có thêm thu nhập.

Ông Nguyễn Sơn, cùng quê Hà Nam với ông Huỳnh, làm nghề sửa đồ gỗ đã chừng 40  năm. Công việc tuy không đều, nhưng ông vẫn đến góc phố trên con phố Trần Nhân Tông để đợi khách. "Nghề làm thợ mộc dạo ở phố cũng thượng vàng hạ cám, có những người thì mặc cả từng xu, nhưng cũng có khi mình làm tốt thì được thưởng thêm ngoài mức giá đã thỏa thuận", ông Sơn kể.

Sửa lại những món đồ cũ còn tốt, thay vì mua đồ mới, đó là là tâm lý của không ít người Hà Nội cũ.

Sửa lại những món đồ cũ còn tốt thay vì mua đồ mới, đó là là tâm lý của không ít người Hà Nội cũ. Vậy nên, những người làm nghề sửa chữa vặt như nghề mộc dạo vẫn có đất sống ở thành phố này, cho dù không phải ngày nào cũng có khách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.

Đan Phượng, vùng quê yên bình nằm bên bờ sông Hồng, nơi nhịp sống gắn liền với những cánh đồng, vườn cây và tiếng ong bay rộn ràng mỗi sớm mai. Tháng 12 là thời điểm ong làm tổ để chuẩn bị cho mùa thu hoạch cuối năm.

Mùa đông Hà Nội, dù có cái se lạnh len lỏi qua từng góc phố nhưng vẫn không làm người ta chùn bước ra đường. Giữa tiết trời tưởng như lạnh lẽo, Hà Nội vẫn ấm áp theo cách rất riêng.

Bánh đa vừng Lương Quán, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội, là thức quà quê giản dị vẫn được người dân làm ra mỗi ngày.

Có một cách để tuổi thanh xuân và những kỷ niệm luôn còn mãi, đó chính là gửi gắm chúng qua những bức ảnh chụp chân dung.

Giữa Thủ đô nhộn nhịp, có một nhịp sống yên bình, nhịp sống với những thanh âm bình dị trên con phố Hàng Khoai ở Hà Nội.