Nghệ thuật chụp máy ảnh phim cỡ lớn
Ở thời điểm hiện tại, sở hữu một chiếc máy ảnh thực dễ như trở bàn tay. Nếu chẳng phải người cầu kỳ, chỉ cần bỏ ra từ 2 - 3 triệu là đủ để có một chiếc máy ảnh kỹ thuật số tạm ổn. Rồi thì smartphone hiện tại cũng có những dòng tích hợp camera với bộ cảm biến chẳng thua gì một chiếc máy ảnh loại xịn.
Nhưng vẫn còn đó những con người hoài cổ, đam mê một thứ nghệ thuật tưởng như đã trôi vào dĩ vãng. Những con người yêu chụp ảnh phim giữa thời đại kỹ thuật số.
Nhiếp ảnh gia Phạm Duy - Giảng viên Đại học Mỹ thuật Việt Nam chia sẻ: "Tôi rất yêu thích những máy ảnh và ống kính xưa, từ thời kỳ đầu của nhiếp ảnh thế giới (1842-1843) khi nhiếp ảnh mới ra đời. Đi chụp ảnh, tôi đi một mình vì thời gian chụp ảnh bằng máy ảnh cỡ lớn rất lâu. Một bức ảnh sẽ mất khoảng 30-40 phút."
Vì bản chất khổ phim lớn nên máy ảnh sẽ tương đối khó sử dụng, đòi hỏi người chụp phải có kiến thức rất vững về ánh sáng. Hơn nữa, mỗi lần chụp cũng rất tốn thời gian để lắp đặt, căn chỉnh, không giống như các máy ảnh phim thông thường. Chiếc máy ảnh đòi hỏi người lắp phải kiên trì, tỉ mỉ thì mới có thể cho ra một bức ảnh đẹp. Những bức ảnh chụp ra sẽ được tráng, rửa hoàn toàn bằng phương pháp thủ công cách đây 100 năm.
Những nhiếp ảnh gia chụp ảnh phim cỡ lớn luôn mong muốn truyền tải những bức ảnh đẹp, những giá trị về nghệ thuật, kiến trúc thông qua chiếc máy ảnh có tuổi đời hàng trăm năm đến với công chúng.
Trong nhịp sống hối hả ở đô thị, giữa bộn bề công việc và những lo toan thường nhật, nhiều phụ nữ Hà Nội vẫn tìm thấy sự an yên qua những công việc giản dị như học nữ công gia chánh và tỉa những bông hoa nhiều màu sắc từ những quả đu đủ.
Hà Nội có hơn 1.500 lễ hội, trong đó phần lớn diễn ra vào dịp đầu năm. Năm nay, nhiều lễ hội có sáng tạo mới, kết hợp công nghệ trong công tác quản lý, tổ chức mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Cột cờ Hà Nội - biểu tượng lịch sử của Thủ đô đã mở cửa đón khách tham quan từ đầu năm 2025, thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân trong nước và du khách quốc tế.
Thời tiết mùa xuân đến báo hiệu một vụ lúa mới lại bắt đầu. Công việc dẫu có vất vả, nhưng bà con bao năm nay vẫn yêu nhịp sống trên những cánh đồng.
Chiếc quạt giấy Chàng Sơn truyền thống đã bắt đầu một hành trình mới, không chỉ là những nếp gấp mang theo làn gió mát, mà còn lan tỏa giá trị văn hóa lịch sử đến đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Không cần phải lên Tây Bắc, người Hà Nội có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi của hoa ban ngay giữa lòng Thủ đô. Năm nay ban không chờ tới tháng Ba mới nở.
0