Nghề truyền thống trên phố Hàng Thiếc

Hàng Thiếc, một con phố quen thuộc với người dân đất Hà Thành. Nơi đây cũng là một làng nghề tồn tại từ hàng trăm năm qua và theo năm tháng, dù nghề có mai một, song vẫn có những con người gìn giữ bí quyết của nghề đúc thiếc.

Chỉ cần đi ngang qua phố Hàng Thiếc, ai cũng có thể cảm được tiếng ồn đặc trưng của con phố này - một trong những con phố cổ hiếm hoi vẫn còn giữ được nghề truyền thống.

Là một con phố cổ khá chật hẹp, nên các hộ kinh doanh và gia công kim loại trên phố Hàng Thiếc thường tận dụng luôn vỉa hè trước nhà để làm nghề. 

Nhiều thế hệ đã sinh sống bằng nghề truyền thống trên con phố này

Xưa, phố Hàng Thiếc nổi tiếng với nghề đúc thiếc làm đồ gia dụng như lư hương, ấm pha trà, khay đựng… Đến giữa thế kỷ 20, do nhu cầu về đồ thiếc không còn nhiều, người thợ chuyển dần  sang làm đồ sắt tây và đồ inok phục vụ đời sống hàng ngày.

Công việc của những người thợ trên phố Hàng Thiếc ngày nào cũng vậy, nhưng họ lại chưa bao giờ cảm thấy nhàm chán hay muốn từ bỏ cái nghề đã được bao thế hệ trên con phố gìn giữ cho đến tận bây giờ.

Thậm chí, ngay cả với những âm thanh chát chúa đến đinh tai, nhức óc ấy, hình như còn được những cư dân nơi đây coi là thứ 'đặc sản' của con phố này.

Hàng Thiếc hôm nay không chỉ có đồ bằng thiếc, mà còn bán đủ chủng loại khác nhau

Thường, chỉ những đồ gia dụng không thể mua được, người ta mới tìm đến con phố này để đặt cho đúng ý. Và, có lẽ cũng vì thế, những người thợ trên phố, chẳng bao giờ hết việc. 

Mỗi ngày trên phố Hàng Thiếc, vô số mặt hàng gia dụng đã được sản xuất và mang đi dưới nhiều hình thức. Có thể là khách ghé mua trực tiếp, cũng có thể với những mặt hàng cồng kềnh khó chuyên chở, sẽ được những người làm nghề vận chuyển góp tay.

Thế hệ này tiếp nối thế hệ trước, con phố hàng thiếc vẫn vang lên những tiếng búa, tiếng cưa...

Bây giờ, rất nhiều cửa hàng trên phố Hàng Thiếc đã chuyển sang bán những món đồ gia dụng sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thậm chí là cả những mặt hàng được nhập khẩu. 

Thế nhưng, con phố vẫn giữ nguyên những âm thanh đặc trưng của tiếng cưa, tiếng cắt, tiếng mài… 

Dù khá ồn ã và náo nhiệt,  nhưng những âm thanh ấy đã là một phần không thể thiếu trong nhịp sống của những người thợ làm nghề thủ công giữa lòng phố cổ Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

user image
user image
User
Ý KIẾN

Gần đây thôn Đại Tự thuộc xã Kim Chung huyện Hoài Đức, trở nên sạch sẽ và đẹp mắt , bởi có sự quan tâm và gìn giữ cảnh quan môi trường sống, tôn tạo di tích văn hóa gắn với việc xây dựng nếp sống văn hóa của cư dân. Nên nhiều địa điểm công cộng ở đây, như một không gian văn hóa nghệ thuật độc đáo, thuần khiết nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng cho một vùng quê.

Là một trong những con phố cổ của đất Hà Thành, xưa kia không biết phố Hàng Bồ bán gì, nhưng ngày nay, con phố nhỏ này trở thành 'thế giới' của đồ phụ kiện.

Với một đô thị phát triển như Hà Nội, những tòa nhà cao tầng mọc lên đòi hỏi các loại hình dịch vụ đi theo, trong đó có lau kính. Tưởng chừng là một công việc đơn giản, nhưng lau kính cho các tòa nhà cao hàng trăm mét không hề đơn giản. Công việc này không chỉ đòi hỏi sức khỏe, mà còn cần có những kỹ năng đặc biệt và tính kỷ luật, phối hợp rất cao.

Cái tên 'Chợ nhà Xanh' đã quá đỗi quen thuộc với nhiều thế hệ sinh viên các trường đại học, cao đẳng của Hà Nội nói chung và khu vực đường Xuân Thủy, Cầu Giấy nói riêng. Chợ này nổi tiếng không phải vì có ẩm thực ngon, hay phong phú thực phẩm, mà đó là khu chợ đáp ứng mọi nhu cầu của sinh viên.

Với nhiều sở thích khác nhau, các lớp học năng khiếu có đủ mọi môn học, giúp bé không chỉ có một môi trường năng động, lý thú mà còn bộc lộ khả năng của mình ngay từ khi còn nhỏ.