Nghề ướp trà sen Tây Hồ trở thành di sản văn hóa

Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch vừa có quyết định đưa Nghề thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghề làm  trà sen ở Quảng An có lịch sử lâu đời, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và minh chứng cho quá trình khai phá, tận dụng lợi thế của tự nhiên của con người nơi đây với giống sen bách diệp và biến nó trở thành danh trà của người Việt.

Loại sen làm trà phải là những bông sen mọc tại đầm làng Quảng Bá có cánh phớt hồng, nụ vừa chớm nở, cho hương đậm đà. Sen hái lúc sáng sớm đem về bóc cánh, tách gạo sen rồi đem ướp.

Người Tây hồ ướp trà sen.

Việc lấy gạo sen là công đoạn khó nhất, người làm phải nhanh tay, khéo léo sao cho gạo sen không bị vỡ nát, bay mất hương thơm. 1 kg trà ướp sen ướp theo cách truyền thống cần tới 1.000-1.400 bông sen, cứ một lượt trà lại rắc một lượt gạo sen. Ướp trà khoảng 2 ngày thì sấy khô. Quy trình ướp, sấy lặp đi lặp lại 5 - 7 lần, giúp hương thơm của sen quyện vào vị trà, sẽ cho ra thức uống hảo hạng.

Bởi sự kì công, phức tạp trong cách chế biến  nên trà sen hồ Tây thuộc hàng đắt đỏ, 1kg trà có giá từ 7 triệu đến 10 triệu đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.

Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.

Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.

Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.