Nghị định 15 tạo cuộc cách mạng trong ngành thực phẩm

Nghị định 15 áp dụng quản lý rủi ro và chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn.

Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo “5 năm triển khai Nghị định 15 năm 2018 về An toàn thực phẩm: Kết quả, vấn đề và kiến nghị”, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sáng 22/3 tại Hà Nội.

Sau 5 năm triển khai Nghị định 15 về An toàn thực phẩm khi chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm đã đem lại hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp, góp phần giảm 90% số giấy phép và tới 95% khối lượng kiểm tra nhà nước. Số lượng doanh nghiệp ngành thực phẩm tăng lên nhanh chóng.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho biết: “Các doanh nghiệp đã giảm được 90% thủ tục. Điều này đã giảm chi phí, tạo cơ hội cho doanh nghiệp. Đây là bước chuyển đổi hiệu quả. Điều quan trọng là nhân rộng Nghị định 15 ra trong nhiều bộ ngành khác nữa ví như lĩnh vực chăn nuôi, thú y thì sẽ góp phần giảm thủ tục cho doanh nghiệp”.

Dự thảo sửa đổi Nghị định 15 cần nâng cao tinh thần và năng lực hậu kiểm

Tuy nhiên, Nghị định số 15 vẫn còn một số điểm cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, như: ở một số cơ quan, địa phương, vẫn có hiện tượng cán bộ yêu cầu doanh nghiệp bổ sung giấy tờ nhiều lần, thậm chí có những yêu cầu nằm ngoài quy định...

Do vậy, các đại biểu đề xuất, trong dự thảo sửa đổi Nghị định 15, cần nâng cao tinh thần và năng lực hậu kiểm để phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ trong Nghị quyết 01 tăng cường hiệu quả tổ chức thực hiện theo nguyên tắc hậu kiểm. Chấm dứt tình trạng yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ ngoài quy định hoặc đưa ra yêu cầu chung chung, không rõ ràng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.

Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).

Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.