Nghị quyết 18 - nền tảng hoàn thiện thể chế về đất đai

Nghị quyết 18 đã đưa ra những đổi mới về công cụ thuế bất động sản, trong đó nhấn mạnh cần quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang.

Đây cũng chính là nội dung được quy định tại Mục 2, điều 11 Tài chính về đất đai, giá đất của Luật Đất đai 2024.

Đối với thị trường bất động sản, chính sách mới về định giá đất sẽ giúp hạn chế hiện tượng đầu cơ đất đai, điều này sẽ mang lại cơ hội cho người dân sở hữu nhà, đất để ở, với chi phí hợp lý và tránh được tình trạng bị "thổi giá".

Đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư, việc áp dụng bảng giá đất sát với giá thị trường hơn có thể làm tăng chi phí sử dụng đất, qua đó ngăn chặn tình trạng bỏ hoang, chậm tiến độ của các dự án.

Chính sách mới về định giá đất sẽ mang lại cơ hội cho người dân sở hữu nhà, đất để ở, với chi phí hợp lý

Ngoài ra, Nghị quyết 18 đã định hướng để Chính phủ đưa ra các giải pháp phát triển thị trường bất động sản minh bạch, lành mạnh. Đây cũng là nền tảng để nguồn lực của nền kinh tế không còn sa đà đổ vốn nóng vào bất động sản, từ đó tập trung nguồn lực vào sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, để thị trường ổn định bền vững, cần tập trung vào xây dựng những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người dân, đặc biệt là phân khúc nhà giá rẻ, nhà ở bình dân; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân, nhà đầu tư và Nhà nước, trong đó người dân là trung tâm.

Tinh thần của Nghị quyết số 18-NQ/TƯ đã trở thành kim chỉ nam trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai, trong đó trọng tâm là sửa đổi Luật đất đai và các luật khác có liên quan (như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản), đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ.

Nghị quyết số 18, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao" được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành cách đây hơn 2 năm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 16/11, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội đã chủ trì tổ chức diễn đàn với chủ đề: “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” với sự tham dự của các nhà quản lý, nhiều chuyên gia đầu ngành về kinh tế, pháp lý và bất động sản. Đây là cũng vấn đề được Đài Hà Nội kiên trì thực hiện qua tuyến bài “Nhà để ở, không phải để đầu cơ’’ với mong muốn phát triển thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững.

Ngày 16/11, Đài Hà Nội đã tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”. Diễn đàn đã mang đến những thông tin quan trọng về thực trạng thị trường BĐS hiện nay, những giải pháp kiến nghị đến các cơ quan chức năng thông qua các tham luận và ý kiến của các chuyên gia.

Thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án, công trình tồn đọng.

Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức 8h sáng nay (16/11) tại khách sạn JW Marriott.

Với mục tiêu tìm kiếm giải pháp để đưa thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững, sáng 16/11, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”. Tham gia diễn đàn có đại diện lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, lãnh đạo Thành phố Hà Nội cùng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, bất động sản.

Thời gian qua, Đài Hà Nội liên tục phản ánh về sự thiếu minh bạch, phát triển không lành mạnh của thị trường bất động sản, khiến người dân rơi vào vòng xoáy của giá ảo, của chiêu trò đẩy giá, thông tin sai lệch. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến tính thanh khoản của thị trường, để lại nhiều hệ lụy.