Nghị quyết 57: Yếu tố quyết định phát triển trong kỷ nguyên mới
Nghị quyết số 57 mang tính đột phá rất cao với những từ ngữ mang nhiều tính hành động, hiệu triệu, tập trung vào tháo gỡ những "điểm nghẽn", rào cản đối với sự phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Nhiều nhà khoa học bày tỏ sự phấn khởi khi Nghị quyết 57 cho phép thí điểm các vấn đề mới từ thực tiễn, chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và thời gian trễ trong nghiên cứu khoa học. Các cơ quan nghiên cứu được khuyến khích xây dựng cơ chế cho phép tổ chức và nhà khoa học thành lập, điều hành doanh nghiệp dựa trên kết quả nghiên cứu.
Nghị quyết 57 cho phép trường hợp nghiên cứu không thành công, nhà khoa học có thể dừng lại mà không phải bồi thường kinh phí. Quan trọng hơn, họ cần công bố kết quả không thành công để cộng đồng khoa học tránh lặp lại sai lầm, coi đó như bài học kinh nghiệm. Với cơ chế này sẽ giải quyết vấn đề trong nghiên cứu hiện nay là nhà khoa học phải làm đủ mọi cách để đề tài được nghiệm thu theo đúng sản phẩm đăng ký ban đầu. Về cơ chế tài chính, sẽ giúp "cởi trói" cho nhà khoa học, bởi thực tế hiện nay, các đề tài nghiên cứu dùng ngân sách phải qua quy trình đánh giá, nghiệm thu hàng năm theo từng chuyên đề rất phức tạp; các thủ tục tài chính, kế toán cũng chiếm rất nhiều thời gian của nhà khoa học, dẫn đến rất nhiều công trình nghiên cứu sau khi nghiệm thu phải cất vào ngăn kéo, không được ứng dụng vào thực tế.
Trong các yếu tố cấu thành nên năng lực khoa học công nghệ của một quốc gia thì các tài năng khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng và khan hiếm nhất. Chính vì thế, việc phát hiện, tập hợp, bồi dưỡng và phát huy các tài năng trong các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc xây dựng năng lực công nghệ cho đất nước trong giai đoạn mới. Điều này không chỉ định vị đúng vai trò và vị trí của các nhà khoa học trong xã hội, mà còn khơi dậy khát vọng cống hiến và sự dấn thân của đội ngũ trí thức trong và ngoài nước, tạo động lực để họ nỗ lực thực hiện trách nhiệm và sứ mệnh trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất được kỳ vọng sẽ mở ra hướng đi mới trong rất nhiều lĩnh vực có thế mạnh về xuất khẩu của Việt Nam. Với vị thế ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, Việt Nam tham gia rất nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, các cơ chế đa phương, trở thành đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược với nhiều quốc gia. Đây là lợi thế rất lớn để Việt Nam triển khai Nghị quyết này.
Tuy nhiên, thách thức đặt ra trước mắt cũng rất lớn, đầu tiên là việc đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống; thách thức thứ hai là về tốc độ, thời gian để triển khai Nghị quyết bởi trong bối cảnh thế giới cũng như lĩnh vực khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, nếu Nghị quyết không được triển khai kịp thời sẽ nhanh chóng lạc hậu.
Đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc có ý nghĩa chính trị to lớn, tác động đến toàn bộ các lĩnh vực trong đời sống xã hội, được cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân quan tâm và đồng tình ủng hộ.
Sáng 06/01, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025 của ngành ngoại giao. Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Chiều ngày 6/1, Ban Đối ngoại Trung ương đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung chủ trì hội nghị.
Tối 5/1, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Phước đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Phước Long 6/1/1975 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm.
Khoảng 6h sáng ngày 6/1, trên tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa một xe khách giường nằm và xe đầu kéo khiến hàng chục người trên xe khách bị thương.
Năm 2024, Sở GTVT Hà Nội đã hoàn thành công tác rà soát điều chỉnh mạng lưới tuyến buýt giai đoạn 1.
0