Nghịch cảnh bất động sản giá cao nhưng khó bán, khó mua
Với hơn 5 tỷ đồng, vợ chồng anh Phong (Hoàng Mai, Hà Nội) lên kế hoạch tìm mua nhà đất liền thổ ngõ rộng để có thể vừa ở vừa làm kho hàng của gia đình. Tuy nhiên sau gần hai tháng khảo sát thực tế, anh Phong chưa thể tìm được nhà nào hợp lý vì chủ nhà hét mức giá trên trời, trong khi tiện ích xung quanh không có gì.
“Bán căn nhà trong ngõ với mức giá 3 tỷ đồng, diện tích 40m2 sau 5 năm mua. Tính ra, căn nhà đó của tôi sau 5 năm trời mới tăng 300 triệu đồng. Gom với số tiền tiết kiệm, tôi tính mua căn nhà ngõ rộng, ô tô đỗ cửa để thuận tiện cho việc để hàng hóa. Thế nhưng, tìm mỏi mắt không ưng được căn nào vì chủ nhà đang “ngáo” giá. Tôi thực sự sốc”, anh Phong chia sẻ.
Khảo sát một số nhà đang rao bán trên đường Vũ Trọng Phụng (Thanh Xuân, Hà Nội) cho thấy, nhà mặt phố thường có giá 200 - 360 triệu/m2; trên địa bàn quận Cầu Giấy, phân khúc tương tự có giá từ 200 - 450 triệu/m2; tại quận Hà Đông, nhà mặt đường 2 ô tô tránh nhau cũng ở mức 150 - 180 triệu/m2.
Bên cạnh đó, một thực trạng nữa đang diễn ra trên thị trường là tình trạng “lãi trên giấy”. Chị Phạm Trang (Hà Đông, Hà Nội) kể mua một căn hộ 2,7 tỷ đồng để đầu tư cách đây 3 năm. Chị tính mua căn hộ vừa chờ giá tăng mà hàng tháng vẫn có tiền từ việc cho thuê. Thế nhưng, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chị phải giảm giá cho thuê từ 15 triệu/tháng xuống còn 10 triệu/tháng. Vậy mà, có nhiều tháng căn hộ của chị vẫn bỏ trống. Tính thu hồi lại khoản đầu tư này, chị rao bán với giá 3,4 tỷ đồng. Thế nhưng, đến nay chị vẫn chưa thoát hàng được mặc dù khi khách đến xem chị có bảo nếu có thiện chí mua thì giá cả thỏa thuận thêm.
TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Đầu tư, Savills Việt Nam cho biết: “Hiện nay, có 2 nhóm khách hàng chính trên thị trường. Một là khách hàng mua để ở và thứ hai là khách hàng mua để đầu tư thay vì họ gửi tiền vào ngân hàng, chứng khoán - những kênh đang có chiều hướng bất ổn”.
Vị chuyên gia của Savills nhận định, do nguồn cung trên thị trường hạn chế, các kênh đầu tư khác không còn hấp dẫn và nhu cầu nhà ở lớn, dự báo thị trường bất động sản trong thời gian tới sẽ đối diện với khó khăn, đặc biệt là những người mua với nhu cầu ở thực.
“Từ bây giờ cho đến cuối năm, thị trường sẽ không có gì thay đổi: Nguồn cung thiếu, giá bán duy trì mức cao, tính thanh khoản chậm”, ông Khương cho biết.
Đây là 3 vấn đề mà thị trường trong 5-6 tháng tới sẽ vẫn gặp phải. Thứ nhất, vì quỹ đất để phát triển dự án mới còn hạn chế. Bên cạnh đó, các dự án bị ách tắc do pháp lý. Thứ ba, nhà đầu tư đẩy lợi nhuận kỳ vọng lên quá cao. Các vấn đề này dẫn đến tính thanh khoản thấp do khả năng chi trả của người dân bị hạn chế.
Việc giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai giúp người mua nhà giảm áp lực tài chính, đồng thời giúp chủ đầu tư huy động vốn. Tuy nhiên, việc làm này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ trở thành lỗ hổng gây nhiễu loạn thị trường nếu không có các văn bản dưới luật với các hướng dẫn cụ thể.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 9 năm nay, dư nợ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản tăng 9,15% so với cuối năm 2023, đạt 3,15 triệu tỷ đồng.
Thị trường bất động sản Việt Nam luôn là “thỏi nam châm” thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là tiềm năng rất lớn nếu chúng ta khai thác hiệu quả nhưng thực tế cũng đang đặt ra không ít khó khăn, thậm chí là thách thức cần giải quyết.
Trước tình trạng nhiều dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài chậm triển khai, gây lãng phí nguồn lực đất đai, nhiều chuyên gia cho rằng, việc thu hút vốn đầu tư FDI vào bất động sản là cần thiết, nhưng cũng cần sàng lọc kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố danh sách 5 dự án, đa phần là chung cư cao cấp, giá thị trường rao bán từ 70-100 triệu đồng một m2 (tại quận Nam Từ Liêm và Thanh Xuân), được phép bán cho người nước ngoài sở hữu.
Bất động sản tăng giá phi lí, trong khi thu nhập của người dân không tăng, khiến giấc mơ an cư trở nên xa vời với rất nhiều người.
0