Nghiên cứu robot gây ảo giác giúp điều trị bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson, một chứng rối loạn thần kinh đã ảnh hưởng tới hơn 10 triệu người trên thế giới, hiện vẫn chưa tìm được phương pháp chữa trị hoàn toàn do chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh chính xác. Các nhà khoa học Thụy Sĩ đang nghiên cứu sử dụng robot gây ảo giác nhằm tìm kiếm liệu pháp điều trị tốt hơn cho những người mắc bệnh Parkinson.

Bệnh Parkinson không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng lại gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Các triệu chứng thường gặp ở những người mắc Parkinson là run, cứng khớp, mất ngủ, trầm cảm hoặc lo lắng, thậm chí là mất trí nhớ.

Bệnh nhân Parkinson thường gặp phải tình trạng gọi là ảo giác hiện diện, một triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tưởng. Người bệnh tưởng như mình nghe thấy, nhìn thấy, cảm thấy những việc mà thực tế không có thật.

Nhóm nghiên cứu tại Viện Công nghệ Liên bang Thuỵ Sĩ cho biết, khi họ sử dụng thực tế ảo (VR) và robot, những bệnh nhân trải nghiệm robot gây ảo giác có xu hướng nhìn thấy nhiều người hơn thực tế.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một ngón tay robot chọc vào lưng người bệnh nhưng không đồng bộ với chuyển động của bản thân họ. Với công nghệ này, người khoẻ mạnh bình thường cũng có ảo giác như người mắc bệnh Parkinson. Nhóm nghiên cứu hy vọng phương pháp này có thể giúp chẩn đoán và theo dõi những bệnh nhân có nguy cơ suy giảm nhận thức.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một ngón tay robot chọc vào lưng người bệnh nhưng không đồng bộ với chuyển động của bản thân họ

Nhà khoa học Louis Philippe Albert cho biết: "Nó bao gồm hai robot. Một robot ở phía trước và một robot ở phía sau người tham gia. Người tham gia được yêu cầu cử động cánh tay phải của mình và hai robot cùng lúc bắt chước chuyển động. Tiếp theo, hai robot sẽ bắt chước chuyển động không cùng lúc để gây ra ảo giác hiện diện này ở nhiều người tham gia hơn".

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phương pháp có thể phát hiện chứng mất trí nhớ trước 10 hay 20 năm bệnh Parkinson biểu hiện rõ ràng. Như vậy, căn bệnh Parkinson có thể được phòng ngừa từ sớm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.

Hơn 5 năm chiến đấu, ông Nghiêm Xuân Đán (thôn Tri Chỉ, xã tri Trung, huyện Phú Xuyên) là người có thành tích chiến đấu đặc biệt xuất sắc, là chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ bằng tên lửa A72 tại chiến trường miền Đông Nam bộ.

Ngày 22/12, lãnh tụ Tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng Iran đã mất các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực Tây Á.

Sáng ngày 22/12, Thành ủy - Hội đồng nhân dân - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc gặp gỡ trang trọng gần 300 đại biểu trí thức hàng đầu đại diện cho đội ngũ trí thức của toàn thành phố. Đây là dịp để lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh lắng nghe những ý kiến, đề xuất, hiến kế của đại biểu trí thức trên các lĩnh vực.

Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ", không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng, gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.

Tối 22/12, chương trình chính luận nghệ thuật “Khúc quân hành vang mãi non sông” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024) đã diễn ra tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội), tái hiện hành trình đầy tự hào của Quân đội nhân dân Việt Nam.