Nghiên cứu tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội

Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết trong năm 2024, đơn vị sẽ phấn đấu tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội lên 750.000 đồng/tháng. Những người cao tuổi không có lương hưu thuộc hộ nghèo sẽ được nhận trợ cấp xã hội cao nhất là 2.250.000 đồng/tháng.

Theo Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì hiện nay, đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp hàng tháng là hơn 3,3 triệu người và nhóm chăm sóc người tâm thần nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, không tự phục vụ khoảng 400.000 người. Như vậy khoảng 3,7 triệu người nhận trợ cấp xã hội hàng tháng và Nhà nước đang chi trả khoảng 28.000 tỷ đồng/năm bao gồm trợ cấp, chăm sóc, bảo hiểm y tế. Hiện nay, chuẩn trợ cấp xã hội rất thấp, chỉ đạt 24% so với chuẩn nghèo khu vực nông thôn và 20% so với lương cơ sở.

Năm 2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 88 và giao Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, tham mưu trình Chính phủ nâng mức trợ cấp lên đối với nhóm đối tượng bảo trợ xã hội.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã xây dựng phương án, lấy ý kiến các bộ, ngành, đề xuất Bộ Tài chính nghiên cứu và bố trí tăng nguồn lực dành cho đối tượng này để phù hợp với điều kiện khả năng ngân sách khi thực hiện cải cách tiền lương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Đường bộ Việt Nam nhấn mạnh, trong dự thảo Luật đường bộ cũng đã bổ sung thêm các quy định về yêu cầu kinh doanh xe đưa đón học sinh, liên quan đến vụ việc trẻ tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh tại tỉnh Thái Bình.

Quy định bổ sung giấy tờ được áp dụng đối với trường hợp ô tô đăng kiểm định kỳ, có sự thay đổi nhưng không được coi là cải tạo phương tiện.

Ttình trạng khai thác cát quá mức, thiếu kiểm soát đã khiến không ít khúc sông chảy qua Hà Nội bị biến dạng, đất canh tác ở bãi bồi ven sông bị cuốn trôi, nhà cửa bị sụt lún.

Hà Nội phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 70% tổng sản phẩm nông nghiệp toàn Thành phố. Nhưng hiện nay, việc mở rộng đầu tư cho lĩnh vực này vẫn còn nhiều khó khăn.

Những phiên chợ và chuỗi sự kiện xúc tiến thương mại nông sản chính là cơ hội để tăng cường kết nối, đưa nông sản vùng miền tới gần hơn với người dân Thủ đô.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) kiến nghị áp giá sàn xuất khẩu gạo vì hai hợp đồng trúng thầu xuất khẩu gạo sang Indonesia với giá bình quân thấp hơn chỉ khoảng 15 USD/tấn so với giá thị trường gần 580 USD/tấn là vô lý.