Ngộ độc ở Thường Tín, methanol cao gấp 40 lần cho phép
Tổ điều tra, giám sát tiến hành lấy 2 mẫu rượu ngâm táo mèo (gồm: 1 mẫu tại gia đình tổ chức đám cưới và 1 mẫu rượu còn lại trong đám cưới được mang về nhà của một người trong nhóm 5 bệnh nhân) gửi cơ quan kiểm nghiệm.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, hàm lượng methanol có trong 2 mẫu rượu nêu trên gấp hơn 40 lần ngưỡng cho phép.
Ngoài ra, 4 bệnh nhân ngộ độc methanol có nồng độ methanol trong máu từ 51mg/dL đến 188,8mg/dL. Rượu ngâm táo mèo là nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc nói trên.
Liên quan đến sự việc trên, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đề nghị phòng Y tế huyện Thường Tín tham mưu UBND huyện chỉ đạo các đơn vị liên quan tiêu hủy số lượng rượu còn lại đã được niêm phong theo quy định.
Cùng với đó, các đơn vị, địa phương tăng cường thông tin, truyền thông và hướng dẫn người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh rượu.
“Người dân tuyệt đối không sử dụng các loại rượu trôi nổi, không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy phép, không bảo đảm kỹ thuật được bày bán trên thị trường. Đồng thời, cơ quan chức năng khuyến cáo người tiêu dùng nên chọn thực phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ”, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội khuyến cáo.
Theo tin Đài Hà Nội đã đưa tin, ngày 23/7, Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) đã tiếp nhận 4 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ngộ độc methanol (cồn công nghiệp).
Theo bệnh nhân và người nhà, trưa 20/7, các bệnh nhân nói trên đã ăn tiệc cưới tại gia đình bà N.T.H (ở thôn Trát Cầu, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín) vào có uống rượu ngâm táo mèo. Loại rượu này được gia đình bà N.T.H mua của ông P.Q.T (ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) với số lượng 30 lít.
Đến 18h15 cùng ngày, 4 bệnh nhân nói trên và một người đàn ông tên là Đ.V.C (56 tuổi ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) tiếp tục uống rượu còn lại trong tiệc cưới tại nhà của một người trong nhóm. Mỗi người uống khoảng 500ml đến 1.000ml.
Sau đó, các bệnh nhân có các triệu chứng: Mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu... và được gia đình đưa vào viện điều trị.
Riêng ông Đ.V.C (56 tuổi) về nhà ngủ vào đêm 21/7. Đến sáng 22/7, bệnh nhân dậy tắm giặt, ăn uống, sinh hoạt tại nhà gia đình. Sáng cùng ngày, bệnh nhân có triệu chứng đau bụng, nôn ra máu 2 lần. Đến sáng 23/7, bệnh nhân tử vong.
Thay vì giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế một năm/lần có giá trị hết năm dương lịch, từ 1/1/2025, giấy này sẽ có giá trị một năm kể từ ngày ký. Bên cạnh đó, danh mục bệnh được cấp giấy chuyển tuyến năm cũng được nâng lên 141 bệnh, trước đó chỉ là 62 bệnh.
Ngay trong những ngày đầu năm mới 2025, Bệnh viện viện Trung ương Quân đội 108 đã tổ chức lấy, ghép 4 mô tạng gồm tim, gan, 2 giác mạc để ghép cho bệnh nhân tại Bệnh viện viện Trung ương Quân đội 108 và lấy 02 thận điều phối cho Bệnh viện Chợ Rẫy từ người hiến chết não.
Bộ Y tế vừa ban hành danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng bảo hiểm y tế.
Sản phụ mang thai đôi đã vỡ ối và có dấu hiệu nhiễm khuẩn, các bác sĩ buộc phải để bé trai chào đời ở tuần thai thứ 26, nặng 730g, giữ thai nhi còn lại trong bụng mẹ. 5 tuần sau, bé gái nặng 1.200g chào đời an toàn.
Bộ Y tế vừa ban hành danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng bảo hiểm y tế.
Để góp phần hạn chế tối đa việc khan hiếm nguồn máu cấp cứu và điều trị trong dịp Tết Nguyên đán, Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh vừa phối hợp với Viện huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề: “Hiến máu cứu người - sinh mệnh của bạn và tôi”.
0