Ngộ độc rượu trong bữa tiệc Tết, hai vợ chồng tử vong
Ngày 14/2, Bí thư Đảng ủy thị trấn Châu Hưng (huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) Trần Thanh Tuấn cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ nghi ngộ độc rượu khiến hai người tử vong.
Theo thông tin ban đầu, vào ngày 9 và 10/2 (tức 30 và mùng 1 Tết), gia đình ông T.V.T. (64 tuổi) có tổ chức tiệc, cùng dự có bà T.M.T. (62 tuổi, vợ ông T.), T.V.Tr. (33 tuổi, con ông T.) cùng một số người khác. Tại bữa tiệc, mọi người có sử dụng rượu trắng và thức ăn do gia đình ông T. chế biến.
Đến chiều 11/2, vợ ông T. bị mệt, tím tái nên được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu. Chiều 12/2, tiếp tục đến ông T. bị mệt, khó thở nên nhập viện. Tối cùng ngày, con trai ông T. có biểu hiện giống cha nên cùng vào viện. Đến trưa 13/2, vợ chồng ông T. tử vong; còn con trai ông T. đang tiếp tục được điều trị tại bệnh viện. Ngay sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương đã tổ chức nắm thông tin, thăm hỏi, động viên gia đình người bị nạn.
Theo các bác sĩ, ngộ độc rượu diễn ra rải rác quanh năm nhưng cao điểm thường bắt đầu từ trước tới sau tết Nguyên Đán, bệnh nhân nhập viện trong nhiều tình trạng khác nhau từ nhẹ đến nặng. Đa số các trường hợp ngộ độc rượu là do uống phải rượu trắng “3 không”: Không nhãn mác, không nguồn gốc, không rõ thành phần. Những loại rượu này chủ yếu bán trôi nổi ngoài thị trường, thậm chí đưa vào cả các quán nhậu.
Trường hợp ngộ độc rượu, triệu chứng thường gặp là hôn mê, gần giống với say rượu. Tuy nhiên bị ngộ độc rượu, bệnh nhân sẽ hôn mê sâu hơn, thời gian kéo dài và thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, để phòng tránh ngộ độc rượu có cồn công nghiệp methanol, người dân hãy lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo, rõ ràng. Người dân cũng nên hạn chế tối đa việc uống rượu./.
(Tổng hợp)
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.
Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.
Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.
0