Ngộ độc vì ăn cá chép muối ủ chua

Trong 2 ngày 16 và 17/3/2023, Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam tiếp nhận nhiều trường hợp ngộ độc vì ăn cá chép muối ủ chua.

Thông tin ban đầu cho biết, chùm ca bệnh thứ nhất 5 người, gồm: 3 nữ, 2 nam ở xã Phước Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Cả 5 người cùng ăn món cá chép muối ủ chua vào ngày 5/3/2023. Sau khi ăn từ 12h-24h, tất cả đều có triệu chứng đau bụng, nôn ói, mệt, yếu dần tay chân và phải nhập Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam. Sau 3 ngày điều trị, 1 ca bệnh nhân nữ 40 tuổi đã tử vong, 4 ca còn lại tình trạng hiện tại tạm ổn.

Các bệnh nhân bị ngộ độc Botulinum đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam.

Chùm ca bệnh thứ hai là bệnh nhân nữ, sinh năm 1986, ở xã Phước Chánh, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Bệnh nhân ăn cá chép muối ủ chua vào ngày 14/3/2023. Sau 1 ngày, bệnh nhân nôn ói nhiều, yếu dần tay chân, phải nhập Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam. Đến ngày 16/3/2023, bệnh nhân suy hô hấp, thở máy đến nay.

Chùm ca bệnh thứ ba là 4 người trong cùng một gia đình, gồm 3 nam, 1 nữ ở xã Phước Kiên, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ngày 16/3/2023 cả gia đình ăn cá chép muối ủ chua, đến 17/3/2023 nôn ói nhiều, mệt, nhập Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam. Đến ngày hôm qua (18/3/2023), 2 bệnh nhân liệt tứ chi, suy hô hấp, phải thở máy, 2 bệnh nhân còn lại (1 bé trai 12 tuổi và 1 nữ 24 tuổi) mệt đừ, yếu nhẹ tứ chi, sức cơ 4/5-5/5, tự thở được.

Sau khi trực tiếp thăm khám bệnh nhân và làm việc với Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, các bác sĩ nhận định ban đầu là, cả 3 chùm ca bệnh đều ăn cùng một loại thức ăn là cá chép muối ủ chua. Trong quá trình chế biến loại thức ăn này còn bỏ vào hộp thủy tinh đóng kín, sau 2-3 tuần mới lấy ra ăn (tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn Clostridium Botulinum phát triển. Sau ăn ≤ 24 giờ đều có triệu chứng rối loạn tiêu hóa kèm yếu tứ chi tăng dần. Những trường hợp nặng đều dẫn tới suy hô hấp do liệt cơ phải thở máy. Tuy nhiên, tất cả đều tỉnh, tiếp xúc được.

Các bác sĩ đã hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Chợ Rẫy. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ phía Bệnh viện Chợ Rẫy đã nghĩ nhiều đến vấn đề ngộ độc Botulinum đối với các trường hợp này.

Tối muộn 18/3/2023, Bệnh viện Chợ Rẫy đã cử đội chuyên gia của bệnh viện mang thuốc giải độc đi cứu người tại Quảng Nam.

Đội hỗ trợ của Bệnh viện Chợ Rẫy trực tiếp mang 5 lọc thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT) dùng giải ngộ độc tố Clostridium Botulinum, đây là một loại thuốc rất hiếm.

Với đầy đủ các tiêu chuẩn về lâm sàng và dịch tễ, các bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy đã đưa ra chẩn đoán đối với các chùm ca bệnh trên là ngộ độc Botulinum do ăn cá chép muối ủ chua. Với chẩn đoán trên, 3 bệnh nhân nặng đang thở máy (1 nữ, 2 nam) được chỉ định dùng ngay thuốc giải ngộ độc tố Clostridium Botulinum.

Đến 18 giờ 30 phút ngày 18/3/2023, kết quả xét nghiệm cấy mẫu cá muối ủ chua do Viện Pasteur Nha Trang thực hiện đã xác định dương tính với Clostridium Botulinum type E. 

Về hướng điều trị, 3 bệnh nhân nặng thở máy, mỗi người truyền 1 lọ BAT, theo dõi sát phản vệ trong và sau truyền. Theo dõi sát biến chứng loạn nhịp tim và săn sóc bệnh nhân thở máy. Hai bệnh nhân còn lại tiếp tục theo dõi sát tình trạng yếu liệt của bệnh nhân để quyết định có sử dụng BAT hay không.

Bệnh nhân bị ngộ độc Botulinum đang điều trị tại khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy .

Chia sẻ về độc tố Botulinum, TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, độc tố Botulinum là cực độc. Độc tố này chưa đến 0,1mg đã có thể gây tử vong, có thể coi là một trong các chất độc có mức độ độc nhất hiện nay. 

Ngộ độc thực phẩm do độc tố Botulinum là loại ngộ độc kinh điển trong y văn, nhưng trên thực tế xảy ra không thường xuyên, yếu tố dịch tễ và các biểu hiện đặc trưng của bệnh thường khó khai thác nên việc chẩn đoán xác định rất khó khăn.

Theo chuyên gia chống độc, nguyên nhân của loại ngộ độc này là xuất phát từ việc sản xuất các sản phẩm thực phẩm ở dạng đóng gói kín (chai, lọ, lon, hộp, túi) không đảm bảo an toàn dẫn tới có mặt một số loại vi khuẩn phát triển và sinh độc tố gây bệnh. Cụ thể như sau:

- Vi khuẩn thủ phạm: Phổ biến là vi khuẩn Clostridium Botulinum, còn gọi là vi khuẩn độc thịt (vì ban đầu xảy ra chủ yếu với thịt hộp). Vi khuẩn này tồn tại nhiều ở ngoài môi trường và có thể lẫn trong nhiều loại nguyên liệu thực phẩm, lúc này vi khuẩn ở dạng có vỏ bọc chịu đựng tốt với đun nấu thông thường (gọi là bào tử). 

Vi khuẩn có đặc điểm kỵ khí (chỉ phát triển trong môi trường thiếu không khí), không phát triển được trong môi trường chua (pH<4,6), mặn (nồng độ muối ăn >5%). 

Như vậy, các thực phẩm khi chế biến có lẫn một vài bào tử vi khuẩn (quy trình sản xuất không đảm bảo sạch), sau sản xuất thực phẩm được đóng gói kín như chai, lọ, hộp, lon, túi, trong khi đó không đủ độ chua, độ mặn như trên thì tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tiết ra độc tố Botulinum.

- Loại thực phẩm có nguy cơ: Cổ điển là thịt hộp, tuy nhiên các vụ ngộ độc cho thấy tất cả các loại thực phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản,… khi được sản xuất để lẫn bào tử vi khuẩn, đóng gói kín không đảm bảo đủ điều kiện ngăn chặn vi khuẩn phát triển theo quy định (ví dụ độ chua, độ mặng như trên), đặc biệt sản xuất thủ công, tại gia đình, kinh doanh nhỏ lẻ, không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng. Ví dụ ở Thái Lan đã xảy ra ngộ độc loại này do lọ măng, ở Trung Quốc do đậu lên men,…

Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, ngộ độc do độc tố Botulinum là ngộ độc nặng, nguy cơ tử vong cao hoặc ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe. 

Người bệnh bị ngộ độc do độc tố Botulinum có biểu hiện:

- Buồn nôn, nôn, 

- Chướng bụng, đau bụng, 

- Liệt theo trình tự liệt bắt đầu từ vùng đầu mặt cổ lan xuống hai tay, sau đó tới hai chân, liệt các cơ hô hấp,

- Liệt nặng có thể gây suy hô hấp là nguyên nhân gây tử vong.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với thiết kế bắt mắt, hình thức quảng bá hấp dẫn khiến cho thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng dễ dẫn dắt thế hệ người sử dụng nicotin mới, đặc biệt là thanh thiếu niên và nữ giới.

Ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên tỷ lệ chữa khỏi một số bệnh ung thư của Bệnh viện K và một số bệnh viện ở Việt Nam đã ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế là một trong những nội dung quan trọng được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đang diễn ra. Dự án luật bổ sung thêm nhiều quy định mới nhằm tăng thêm quyền lợi cho người tham gia khi đi khám, chữa bệnh.

Người đi khám chữa bệnh có thẻ bảo hiểm y tế phải đúng tuyến với nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, nên việc chuyển tuyến vốn đang gặp nhiều khó khăn. Đây là vấn đề cử tri kỳ vọng Quốc hội sẽ sửa đổi trong kỳ họp lần này.

Virus đậu mùa khỉ đang gây ra mối lo ngại mới ở Trung Phi khi chủng clade Ia, vốn chỉ lây từ động vật sang người, đang có xu hướng tiến hóa cho thấy khả năng lây truyền liên tục từ người sang người

Một trong bốn mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015 - 2025, là nâng cao năng lực, hiệu quả trong dự phòng, giám sát, phát hiện và điều trị các bệnh không lây nhiễm. Hiện nay, tuyến y tế cơ sở đang tăng cường công tác sàng lọc để phát hiện và điều trị hiệu quả các bệnh này.