Ngôi chùa không đốt vàng mã
Theo ước tính, mỗi năm người Việt đốt gần 60.000 tấn vàng mã, tương ứng gần 5.800 tỷ đồng hóa thành tro bụi. Không chỉ lãng phí tiền của mà việc đốt vàng mã còn gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn trong phòng cháy chữa cháy. Đáng nói, phong tục đốt vàng mã cũng không có trong văn hóa Phật giáo. Nhiều nhà chùa không tán thành việc đốt vàng mã.
"Vàng mã thứ nhất là gây lãng phí về kinh tế, những tờ tiền in màu sắc như thế, mất bao nhiêu tiền, xong mình đốt mình hóa đi thì rất là lãng phí. Tiền đấy nếu như mình có lòng thành dâng lên Phật, dâng lên tổ tiên thì mình có thể làm công đức, điều đó còn thiết thực hơn", chị Phạm Thị Thủy, huyện Thường Tín, TP Hà Nội, nói.
Còn chị Nguyễn Thị Hường, huyện Thường Tín, cho rằng: "Người ta bảo là Phật ở trong tâm. Mình có tâm thì Phật ở đâu cũng được chứ không nhất thiết là phải dâng vàng mã, đốt hương khói, đến lúc bụi mù mịt lên. Như nhiều chùa, dân vào lễ đông lại thi nhau tìm chỗ đốt vàng mã, thứ nhất là khói, thứ hai là bụi và cũng có nguy cơ gây ra hỏa hoạn".
Chiếc lư đồng dùng để hóa vàng mã ở chùa Yên Phú nhiều năm nay bỏ không, người ta không còn thấy cảnh đốt giấy mã rực lửa, khói cay sè mắt. Ngay cả việc thắp hương, nhà chùa cũng chọn hương vòng không khói, mọi người đến lễ bái thành tâm trong khung cảnh yên bình, bầu không khí vô cùng dễ chịu. Trong lành, tĩnh lặng và uy nghiêm… đó là quang cảnh tuyệt vời trong ngôi chùa.
"Chúng ta không nên ngăn cản ước nguyện cao quý của người ta, nhưng mà trong đạo Phật dạy là tu mới chuyển được nghiệp. Anh phải hướng thiện, phải làm nhiều điều thiện thì mới chuyển được nghiệp, mới được tăng phúc. Mà anh có được tăng phúc thì mới có được những lợi thế là sức khỏe, là phúc phần. Người ta nói rằng có phúc có phần, có đức mặc sức mà ăn mà. Cho nên mình xây dựng cho mình có cái thiện, cái đức, cái phúc rồi thì từ đó nó lại sinh ra sức khỏe, sinh ra mọi thứ tốt đẹp với mình. Cũng do mình tu mình mới chuyển được nghiệp, nhân nào quả đó. Tinh thần của đạo Phật nó là như vậy", Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Trưởng ban Văn hóa, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nói.
Bình an vốn không nằm ở việc đốt nhiều hay ít vàng mã, mà nằm trong tâm của mỗi người. Hiểu rõ về tinh thần của đạo Phật, sống thiện lương và không ngừng cố gắng, bản thân mỗi người cần nỗ lực xây dựng và hoàn thiện chính mình, đó chính là góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
Trong năm 2024, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao được tổ chức sâu rộng trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội. Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên của Việt Nam chính thức tham gia mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của UNESCO - một động lực quan trọng cho đổi mới sáng tạo, xây dựng thành phố thông minh, năng động và bền vững, nâng cao vị thế, tạo dựng hình ảnh hấp dẫn mới cho Thủ đô.
Tại buổi họp báo thường kỳ quý IV năm 2024 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vào chiều 31/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ cho biết Bộ sẽ nghiên cứu thành công của hai concert “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” để có những giải pháp thích hợp nhằm phát triển công nghiệp văn hoá trong thời gian tới.
Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, trong đó có điều khoản quy định: “Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam”. Việc đặt văn hóa vào vị trí xứng đáng trong công cuộc xây dựng và phát triển, Luật Thủ đô 2024 đã tạo hành lang pháp lý, để Hà Nội "cất cánh", trở thành “ngọn hải đăng” của cả nước trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.
Tọa lạc tại số 28 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Đền Quan Đế là một trong những di tích lịch sử đặc sắc của phố cổ Hà Nội.
Từ ngày 31/12/2024 đến hết 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu những nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán đầu xuân đặc trưng của các dân tộc.
Các công trình kiến trúc Pháp cổ mang lại cho Hà Nội một vẻ đẹp lãng mạn, cổ kính, sang trọng mà thanh lịch, góp phần làm nên nét độc đáo riêng biệt của Thủ đô.
0