Ngôi đình thờ ông tổ bách nghệ ở Hà Nội

Đình Kim Ngân được xây dựng từ thời Hậu Lê, thờ ông tổ bách nghệ tức là ông tổ trăm nghề Hiên Viên.

Đình Kim Ngân có từ cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16 do ông Lưu Xuân Tín người làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương làm quan Thượng thư bộ Lại thời Vua Lê Thánh Tông đã đưa cả làng ra đây làm nghề đúc bạc cho triều đình, xây dựng nên.

Kể từ sau sự kiện này, làng Châu Khê có tới nửa số dân đã lên cư trú tại đây. Họ đã lập ra hai ngôi đình để thờ tổ nghề. Đó là đình Trương ở số nhà 50 và đình Kim Ngân ở số nhà 42. Trong đó, Đình Kim Ngân thờ Hiên Viên là ông tổ nghề lớn nhất Á Đông.

Đình Kim Ngân thờ ông tổ bách nghệ ở Hà Nội.

Ngày nay, Đình Kim Ngân nằm trên phố Hàng Bạc, được coi là một trong những đình cổ kính, rộng nhất trên địa bàn phố cổ là một minh chứng về quá trình hình thành, phát triển của các phố nghề tại kinh thành Thăng Long xưa.

Đình Kim Ngân hiện tại có diện tích 575m2, tức là khá lớn so với các ngôi đình khác nằm trong quận Hoàn Kiếm của thành phố Hà Nội. Những công trình cơ bản gồm có nghi môn, sân, tòa tiền tế, hậu cung.

Về tổng thể, ngôi đình được xây theo kiến trúc truyền thống kiểu chữ “Công” với gỗ và gạch là vật liệu chính. Đại đình rộng 3 gian, hậu cung 3 gian được giật cấp nâng cao và là hậu cung kép, có sàn thờ và hệ thống vách ngăn riêng biệt. Nối giữa hậu cung và tiền tế là ống muống làm theo kiểu kiến trúc 2 tầng mái, mái trên liên kết với tiền tế, mái dưới tạo không gian hở của hai bên và lấy ánh sáng tự nhiên. Đình còn lưu nhiều những họa tiết chạm khắc tinh xảo do bàn tay khéo léo của những người thợ mộc, thợ nề, thợ kim hoàn tạo nên.

Kiến trúc bên trong của Đình Kim Ngân

Đình Kim Ngân không chỉ mở cửa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn trở thành nơi trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về nghề, tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian góp phần phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của khu phố cổ.

Đình Kim Ngân cũng là địa điểm thường xuyên diễn ra nhiều hoạt động văn hóa truyền thống trong đó có lễ hội ca trù - loại hình nghệ thuật được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Tháng 10/2012, Đình Kim Ngân đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích quốc gia.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngồi ở ban công hướng mắt ra xung quanh, ngắm nhìn nhịp sống đều đặn từng ngày, lòng tôi vẫn nao nao nhớ một góc nhỏ yên bình.

Với nhiều người dân Hà Thành, hình ảnh khó quên về một Thủ đô cổ kính là chiếc tàu điện, một phương tiện trong hơn 90 năm đã kiên trì đưa người Hà Nội đi khắp 36 phố phường. Tiếng chuông leng keng của chiếc tàu điện ấy đã tạo nên nét riêng biệt độc đáo của thành phố, đi vào tâm hồn của nhiều người Hà Nội như một điều khó phai nhòa trong kí ức.

Sẽ thật thiếu sót nếu bạn tới Hà Nội mà không dạo bước trên con đường ven hồ Tây lãng mạn bậc nhất thành phố.

Vườn trúc xanh ven hồ Trúc Bạch được trồng từ tháng 11/ 2023, có diện tích 1000m2, nay đã phát triển xanh tốt, tạo điểm nhấn hấp dẫn đối với người dân và du khách.

Nhắc đến mùa sen Hà Nội người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp trồng ở Hồ Tây. Giống như một vùng đất dành riêng cho loài hoa này, những bông sen Hồ Tây được nuôi dưỡng bởi tinh túy trời đất nơi “địa linh”, có màu sắc và hương vị đặc biệt, đậm đà.

Đường Thanh Niên từ lâu đã nổi tiếng là một trong những con đường đẹp và lãng mạn nhất của Hà Nội. Mỗi khi hoàng hôn buông xuống con đường luôn trở thành điểm hẹn lý tưởng của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ.