Ngọt thơm hương vị chè kho ngày Tết
Với nguyên liệu là đỗ xanh và đường cùng một số phụ liệu khác, chè kho đã trở thành một món không thể thiếu trong mâm cúng đêm Giao thừa của nhiều gia đình.
Để làm được món chè kho ngon rất kỳ công. Món chè kho ngon nhất phải được nấu từ loại đỗ hạt tiêu, còn nguyên hạt, bé tí xíu, lòng xanh nhạt chứ không chọn loại đỗ mỡ hạt to, lòng vàng. Ngoài ra, còn phải chuẩn bị thêm các nguyên liệu khác như đường, vừng rang và thảo quả...
Đỗ xanh sau khi ngâm vào nước lạnh, đem đãi sạch. Việc đãi đỗ cũng đòi hỏi tỉ mỉ, kỹ lưỡng, nhặt hết những hạt đỗ sâu, hạt đen, hạt vụn, đãi sạch nhiều lần đến khi nước trong. Đỗ sau khi đãi sạch, để thật ráo nước mới đem đồ trong chõ cho chín. Giã nhuyễn đậu đã đồ sao cho thật mịn, rồi nắm lại từng nắm bằng quả bưởi nhỏ. Những nắm đỗ ấy dùng dao sắc thái lát mỏng cho đỗ tơi ra. Xong lại đem đỗ thái xong nắm và thái lại. Cứ thế vài ba lần thì đỗ mới mịn tơi.
Đường trắng đánh tan kỹ với nước, đun sôi để nguội thành nước đường, rồi trộn vào đậu đã giã nhuyễn. Cho hỗn hợp này lên bếp, dùng đũa cả khuấy đều tay và hạ lửa nhỏ dần. Trước đó, đun chút nước thảo quả (còn gọi là quả tò ho) rồi lọc lấy nước trong đổ vào nồi chè kho.
Việc kho chè cũng là một công đoạn hết sức quan trọng, đòi hỏi phải công phu, kỹ lưỡng. Khi bắc lên bếp, người nấu phải khuấy chè liên tục và không được dừng, rất mỏi tay vì đỗ và đường khi quyện vào nhau rất nặng tay và dễ bén nồi.
Nói đến chè kho ngày Tết, không thể không nhắc đến làng Đại Đồng (huyện Thạch Thất), một ngôi làng ở ngoại thành Hà Nội, nơi mà món chè kho đã trở thành thương hiệu nức tiếng gần xa.
Nếu như trước đây, người làng Đại Đồng chỉ làm chè kho cúng tổ tiên trong mâm cỗ cúng 30 Tết, thì giờ đây chè kho ở Đại Đồng đã trở thành một đặc sản mang thương hiệu của làng nghề. Mỗi dịp đến Tết là cả làng lại làm chè kho bán.
Nhà bà Vũ Thị Quý là nhà làm chè kho có tiếng ở làng Đại Đồng (huyện Thạch Thất). Nhiều năm nay, mỗi dịp Tết Nguyên đán đến nhà bà làm không hết việc.
Bà Qúy cho biết, trước đây, gia đình bà làm chè kho hoàn toàn bằng tay cho nên năng suất không được cao. Giờ có máy móc hỗ trợ, nên mọi công đoạn làm chè cũng đã nhanh hơn, bảo quản cũng được lâu hơn. Chè kho không chỉ được người dân mua vào dịp Tết mà trở thành một thức quà được người dân mua biếu tặng nhau quanh năm.
Không phải là món ăn sang trọng nhưng lại là món rất được mong đợi mỗi độ Tết về. Bên ấm trà sen, thưởng thức miếng chè kho, thoảng mùi thơm của đỗ xanh quyện với mùi thơm của thảo quả, hoa bưởi mới cảm nhận được hết không khí ngày Tết của Hà Nội.
Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.
Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.
Đan Phượng, vùng quê yên bình nằm bên bờ sông Hồng, nơi nhịp sống gắn liền với những cánh đồng, vườn cây và tiếng ong bay rộn ràng mỗi sớm mai. Tháng 12 là thời điểm ong làm tổ để chuẩn bị cho mùa thu hoạch cuối năm.
Mùa đông Hà Nội, dù có cái se lạnh len lỏi qua từng góc phố nhưng vẫn không làm người ta chùn bước ra đường. Giữa tiết trời tưởng như lạnh lẽo, Hà Nội vẫn ấm áp theo cách rất riêng.
Bánh đa vừng Lương Quán, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội, là thức quà quê giản dị vẫn được người dân làm ra mỗi ngày.
Có một cách để tuổi thanh xuân và những kỷ niệm luôn còn mãi, đó chính là gửi gắm chúng qua những bức ảnh chụp chân dung.
0