Ngưng tạm nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ Lào và Campuchia

Bắt đầu từ ngày 01/01/2024, tiếp tục thực hiện quy định tạm ngừng hoạt động kinh doanh tạm nhập từ Lào và Campuchia để tái xuất sang nước thứ ba đối với gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên.

Ngày 14/11 vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 21/2023/TT-BCT quy định về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên từ Lào và Campuchia. Trước đó vào ngày 15/11/2018, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 44/2018/TT-BCT quy định về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên từ Lào và Campuchia.

Ảnh minh họa

Sau bốn năm triển khai thực hiện, Bộ Công Thương đã tiến hành tổng kết đánh giá việc thi hành Thông tư số 44/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên từ Lào và Campuchia.

Cụ thể, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trên cơ sở kết quả tổng kết, đánh giá việc thi hành Thông tư số 44/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, để tránh lỗ hổng về pháp lý khi Thông tư số 44/2018/TT-BCT hết hiệu lực; tiếp tục duy trì chính sách nhằm hạn chế tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán gỗ bất hợp pháp qua biên giới, kiểm soát được tình trạng thương nhân lợi dụng các quy định về loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ để thực hiện các hành vi gian lận thương mại; tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách, các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng, quản lý lâm sản đảm bảo phù hợp với các quy định quốc tế Việt Nam đã tham gia như Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và các nước EU về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/PLET), Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp (Cites)...; tăng cường biện pháp bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu..., phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 14/11/2023, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 21/2023/TT-BCT quy định về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên từ Lào và Campuchia.

Theo quy định của Thông tư số 21/2023/TT-BCT có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2024, tạm ngừng hoạt động kinh doanh tạm nhập từ Lào và Campuchia để tái xuất sang nước thứ ba đối với gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên thuộc nhóm HS 44.03 và 44.07 theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 08/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Đáng chú ý, thông tư này áp dụng cho thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên từ Lào và Campuchia; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên từ Lào và Campuchia.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 8/5, Ngân hàng Nhà nước đã công bố kết quả đấu thầu vàng miếng SJC sáng 8/5 với hơn 20% lượng vàng trúng thầu, giá trúng thầu duy nhất là 86,05 triệu đồng/lượng, cao hơn khoảng 800.000 đồng/lượng so với giá các doanh nghiệp vàng mua vào trên thị trường (85,3 triệu đồng/lượng).

Phiên đấu thầu vàng miếng sẽ được Ngân hàng Nhà nước tổ chức vào sáng nay (8/5) với mức giá khởi điểm được đưa ra là 85,3 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao hơn nhiều so với các lần trước, trong bối cảnh giá vàng trong nước liên tục lập kỷ lục mới.

Theo bộ Công Thương, chỉ số giá tiêu dùng trong nước có thể tăng sau khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7 và điều chỉnh giá điện theo cơ chế mới.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay (7/5) đã chính thức bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống mới, trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine vẫn chưa lắng dịu và mối quan hệ với phương Tây rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.

Giá dầu đã bất ngờ tăng trong phiên giao dịch hôm qua, sau khi Arab Saudi tăng giá dầu thô tháng 6 đối với hầu hết các khu vực do những lo ngại về tình hình xung đột ở Dải Gaza.

Sáng 7/5, Trường Đại học Thương mại đã tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia “Kinh tế và thương mại Việt Nam giai đoạn 2018-2023: thành tựu, cơ hội và thách thức” để nhìn lại chặng đường 5 năm kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức.