Người Ấn Độ muốn tìm việc làm tại cơ quan nhà nước

Tại Ấn Độ, nhiều thanh niên đang đổ về các trung tâm luyện thi công chức với hy vọng sẽ được tuyển dụng làm việc trong cơ quan nhà nước.

Tình hình thi cử nhiều áp lực, đi kèm nhu cầu việc làm gia tăng đã phản ánh phần nào những thách thức mà nền kinh tế Ấn Độ đang đối mặt, đặc biệt là đối với thị trường lao động.

Hình ảnh chen chúc trong các lò luyện thi công chức đã trở nên quen thuộc với nhiều sinh viên Ấn Độ - những người đang nỗ lực hết mình để được làm việc trong bộ máy công quyền.

Ông Maroof Ahmed, quản lý một trung tâm luyện thi ở thành phố Prayagraj, cho biết: "Do dân số tăng nên số lượng đơn xin việc cũng tăng mạnh. Gần đây, đã có khoảng 5 triệu sinh viên xin ứng tuyển vào đơn vị cảnh sát tại bang Uttar Pradesh. Chỉ tiêu rất hạn chế, nhưng số lượng người mong muốn việc làm ở đây lại rất cao. Điều đó chưa từng xảy ra trước đây".

Nhiều người dân rất khó khăn để có thể tìm được một công việc phù hợp, đảm bảo thu nhập và  ổn định.

Giới phân tích nhận định mặc dù Ấn Độ có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, nhưng thị trường việc làm tại quốc gia này vẫn có nhiều biến động. Nhiều người dân vẫn rất khó khăn để có thể tìm được một công việc phù hợp, đảm bảo thu nhập và càng khó hơn để đảm bảo công việc đó ổn định.

Những người khao khát một công việc nhà nước nói rằng chính phủ cung cấp sự an toàn suốt đời, phúc lợi y tế, lương hưu và nhà ở, những thứ mà họ có thể không có được khi làm việc ở khu vực tư nhân.

Anh Pradeep Gupta, sinh viên Ấn Độ, chia sẻ: "Tôi muốn có một việc làm trong cơ quan nhà nước vì không bị ép chỉ tiêu về khối lượng công việc giống như khu vực trong tư nhân, trong khi lương cũng thường trả chậm. Còn nếu làm nhà nước, chúng tôi sẽ được trả lương đúng hạn và cũng ít áp lực hơn".

Theo số liệu của chính phủ, 220 triệu người đã nộp đơn xin việc vào các vị trí nhà nước trong giai đoạn 2014-2022, trong đó 722.000 người đã được chọn.

Vẫn có hàng chục triệu thanh niên Ấn Độ theo đuổi công việc của chính phủ mỗi năm mặc dù nền kinh tế đang bùng nổ và lĩnh vực tư nhân đang rộng mở. Xu hướng này phần nào phản ánh những lo lắng về văn hóa và kinh tế mà nhiều người Ấn Độ đang phải đối mặt.

Mặc dù sống trong nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới, người Ấn Độ đang phải vật lộn với một thị trường việc làm không ổn định. Nhiều người coi công việc nhà nước an toàn hơn việc làm trong khu vực tư nhân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cầu vượt biển dài nhất thế giới, cây cầu chính nối Hồng Kông với Ma Cao và Chu Hải ở Quảng Đông, đã mở cửa trở lại vào chiều ngày 6/9 bất chấp ảnh hưởng của bão Yagi.

Theo chuyên gia khí tượng Trung Quốc, do bão Yagi đang tiến đến vùng biển có nhiệt độ nước biển cao, độ gió đứt theo chiều dọc yếu, có lợi cho việc duy trì cấu trúc lõi ấm của cơn bão.

Khi gió và mưa lắng xuống, Hải Nam đã hạ cấp cảnh báo đối với bão Yagi và nhanh chóng triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai trên toàn tỉnh. Trước đó, siêu bão Yagi đã tấn công tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc với mưa lớn và gió giật, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và 92 người bị thương.

Yulia Vavilova, cô gái xinh đẹp tóc vàng đi cùng nhà sáng lập Telegram Pavel Durov khi ông bị bắt tại sân bay Paris vào tháng trước, đã quay trở lại mạng xã hội, chia sẻ với những người theo dõi cô về “thông tin sai lệch”.

Siêu bão Yagi đổ bộ vào tỉnh đảo Hải Nam, miền nam Trung Quốc với mưa lớn và gió giật mạnh đã khiến ít nhất 2 người chết và 92 người bị thương.

Siêu bão Yagi đã đổ bộ vào đảo Hải Nam, Trung Quốc, mang theo những cơn gió mạnh và mưa lớn gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng, làm tê liệt tỉnh đảo du lịch được gọi là “Hawaii của Trung Quốc”.