Người bệnh lạm dụng kháng sinh, bác sĩ 'bó tay'
Các bệnh nhân mắc vi khuẩn đa kháng đa số diễn tiến rất nặng, khiến bác sĩ khó khăn khi lựa chọn phác đồ điều trị, thậm chí bất lực trong việc cứu người bệnh.
Một bệnh nhân kể lại: "Chỉ nghĩ là ốm bình thường thì đến hiệu thuốc để mua thuốc uống, không ngờ nó lại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng vậy"
Nhiều người có thói quen tới nhà thuốc, kể những triệu chứng bệnh rồi người bán thuốc dựa vào đó bán thuốc cho mình.
Đó là tâm lý của nhiều người dân hiện nay khi có những triệu chứng đau đầu, ho, sốt hay đau bụng điều đầu tiên người dân nghĩ đến là ra hiệu thuốc để mua. Và đó cũng là hậu quả của việc kháng thuốc nhiều năm qua.
Bệnh nhân này bị nhiễm trùng huyết phải thở máy, mở nội khí quản - nhưng điều mà các bác sỹ lo ngại là tình trạng kháng kháng sinh. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn cho thấy bệnh nhân bị nhiễm tụ cầu vàng từ cộng đồng.
Theo bác sĩ CKII Nguyễn Bá Cường, Trung tâm hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai: "tự dùng thuốc kháng sinh, gọi lang vườn đến châm cứu, người ta tự tiêm thuốc vào đấy, thế là vi khuẩn từ đường truyền, đường tiêm, đường châm cứu nó đi vào máu, nó đi khắp nơi trong cơ thể. Đặc biệt, vi khuẩn này đi đến tim khiến tụ cầu vàng từ cộng đồng sẽ nhạy cảm hơn với kháng sinh. Sau khi bệnh nhận vào viện, cấy một con tụ cầu thì lại xảy ra phản ứng kháng kháng sinh như kiểu một con tụ cầu vàng trong bệnh viện".
Một bệnh nhân, sau khi dùng một số loại kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn do sốt xuất huyết dẫn đến bị tổn thương da, dị ứng phải thở máy và xuất hiện thêm tình trạng viêm phổi phải thở máy. Tình trạng bệnh nặng và dị ứng với kháng sinh, bệnh nhân đã được lấy đờm sau khi đặt nội khí quản để xác định thêm khả năng kháng thuốc.
Trong khi nhiều quốc gia phát triển vẫn sử dụng kháng sinh thế hệ thứ nhất thì Việt Nam phải dùng tới kháng sinh thế hệ ba. Vấn đề kháng thuốc kháng sinh đang ngày càng trầm trọng khi nhiều vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh mà nguyên nhân chính là do lạm dụng kháng sinh.
Vừa qua, Bộ Y tế và Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam đã phát động hiến mô tạng “cho đi là còn mãi” tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư mới quy định về phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73.
Việc khám sàng lọc khiếm thính, phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh về chức năng nghe cho trẻ mầm non là rất quan trọng. Đây là một trong những hoạt động quan trọng của Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh của thành phố đã và đang được triển khai miễn phí tại 10 quận, huyện ở Hà Nội.
Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Báo cáo của gần 700 cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước cho thấy, chỉ tính riêng năm 2023 đã có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, người mắc sởi trong thời gian gần đây tiếp tục gia tăng, đặc biệt là nhóm trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi và trên 11 tuổi, mặc dù nhiều trẻ đã được tiêm phòng.
0