Người bệnh tiểu đường mắc sốt xuất huyết dễ biến chứng nặng

Mặc dù bệnh sốt xuất huyết có thể điều trị được, nhưng với người bệnh tiểu đường lại dễ xuất hiện những biến chứng nặng đe dọa đến tính mạng.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, từ ngày 20 đến 27/10 trên địa bàn thành phố ghi nhận 2.579 trường hợp mắc sốt xuất huyết  tại 30 quận, huyện, thị xã. Số ca mắc mới sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội ghi nhận trong tuần qua giảm gần 200 trường hợp so với tuần trước đó, nhưng vẫn ở mức cao. Một số ổ dịch diễn biến kéo dài ghi nhận thêm số bệnh nhân. 

Các chuyên gia y tế lưu ý, đối với người bệnh đái tháo đường sẽ có nguy cơ mắc sốt xuất huyết nặng cao hơn người bình thường, do hệ miễn dịch suy giảm. Khi mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân đái tháo đường có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: Tiểu cầu giảm sâu, gây xuất huyết nội tạng, xuất huyết não, thoát huyết tương, sốc...; Bội nhiễm vi khuẩn, virus khác; Suy giảm đường huyết, tăng đường huyết.

Như vừa qua, tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tiếp nhận nhiều ca bệnh sốt xuất huyết nặng kèm bệnh nền đái tháo đường, tiểu cầu giảm sâu, nguy cơ xuất huyết cao. Điển hình, bệnh nhân nữ Lê T.N., 66 tuổi có địa chỉ tại quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Tay và chân nữ bệnh nhân xuất huyết nghiêm trọng khi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: Nguoilaodong

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục, sốt nóng đột ngột kèm đau mỏi người, đau cơ xương khớp. Bệnh nhân có hiện thượng chảy máu chân răng, tiểu cầu thấp 6 G/L (bình thường từ 150-400 G/L), bệnh nhân được chẩn đoán xác định sốt xuất huyết Dengue. Khai thác tiền sử được biết, bệnh nhân điều trị đái tháo đường tuýp 2, cao huyết áp, rối loạn lipid máu trên 10 năm.

Bác sỹ Phạm Hồng Quảng, phụ trách khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nội tiết trung ương) cho biết: "Tiểu cầu của bệnh nhân giảm rất sâu trong quá trình điều trị. Do vậy, kíp điều trị phải theo dõi sát sao, đồng thời cân nhắc kỹ chỉ định việc truyền tiểu cầu vì những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình truyền như gây dị ứng, sốc, lây nhiễm mầm bệnh truyền nhiễm thông qua truyền máu. Mặt khác, bệnh nhân còn mắc đái tháo đường tuýp 2, huyết áp cao nên việc bù dịch gặp khó khăn, sức đề kháng của người bệnh kém nên sẽ chậm hồi phục, việc điều chỉnh đường huyết sẽ càng gặp khó khăn hơn do tình trạng nhiễm trùng làm tăng đường máu. Khi số lượng tiểu cầu càng thấp, nguy cơ xuất huyết càng cao, hệ miễn dịch suy giảm dễ dẫn tới bội nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi".

Sau nhiều ngày điều trị tích cực, bệnh tình của bà N. đã chuyển biến tốt, hết sốt, hết chảy máu chân răng, ăn uống ngon miệng, người khỏe, đường máu, huyết áp ổn định. Tiểu cầu trên 100 G/L và có thể xuất viện.

Các bác sĩ khuyến cáo, hiện nay không có phương pháp điều trị sốt xuất huyết đặc hiệu, do vậy, đối với người bệnh đái tháo đường, cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết, đồng thời theo dõi sức khỏe sát sao để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh và được điều trị kịp thời.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, trong đó, chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất biện pháp quản lý.

Từ năm nay, Bộ Y tế sẽ tiến hành mua vaccine cho các đối tượng trong chương trình tiêm chủng mở rộng và phân bổ cho các tỉnh, thành phố theo nhu cầu.

Ngày 13/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp Tiến sĩ Saia Ma’u Piukala, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 339 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (tăng 12% so với trung bình 4 tuần trước).

Việt Nam là nước ASEAN duy nhất thực hiện ghép tạng trên 1.000 ca/năm, trong đó tạng từ người hiến chết não chiếm 6%, tạng hiến từ người sống 94%.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 3 đến 10/5), thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 13 trường hợp so với tuần trước đó.