Người cao tuổi có thể mắc 7 loại bệnh phối hợp

Người cao tuổi Việt Nam đang chịu nhiều gánh nặng bệnh tật. Tuy tuổi thọ tăng nhưng trung bình mỗi người phải chịu đựng khoảng chục năm cuối cuộc đời với nhiều bệnh tật phối hợp. Đối với người trên 80 tuổi còn có thể mắc 7 loại bệnh phối hợp như sa sút trí tuệ, tăng huyết áp, đái tháo đường, đục thủy tinh thể, xương khớp, bệnh hô hấp, rối loạn mỡ máu.

Bà Nguyễn Thị Lá ở tỉnh Hải Dương, 64 tuổi có biểu hiện hay quên, trí nhớ kém. Tuy nhiên gia đình cho đây là các triệu chứng thông thường ở người già nên không đưa đến bệnh viện thăm khám chuyên khoa. Chỉ đến khi bà bị lạc đường, không nhớ đường về nhà, không nhớ tên con cháu thì gia đình mới đưa đến bệnh viện. Tại bệnh viện Lão khoa Trung ương, các bác sĩ chuẩn đoán bà mắc chứng sa sút trí tuệ. Chị Nguyễn Thị Sinh người nhà của bệnh nhân cho biết: "Bây giờ mọi người trong gia đình phải thường xuyên thay nhau chăm bà, bà không thể ở một mình. Nhiều lúc tôi nghĩ cũng buồn lắm, vì bà tuổi cũng chưa quá cao nhưng đã quên mọi thứ".

Bà Nguyễn Thị Lá được chuẩn đoán mắc chứng sa sút trí tuệ và đang điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương.

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thanh Bình - Khoa thần kinh và bệnh alzheimer, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, người đang trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Thị Lá cho biết, bệnh nhân mắc sa sút trí tuệ đã vài năm và ngày càng nặng dần, gần đây có thêm các rối loạn vận động và teo não. Khi nhập viện bệnh nhân đã ở giai đoạn trung bình nặng. Số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại khoa gia tăng từng năm. Những người dễ bị chứng sa sút trí tuệ thường do lớn tuổi mắc các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, stress, mất ngủ, lo âu, di chứng tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não… Tuy nhiên do chủ quan nên hầu hết bệnh nhân đều nhập viện muộn, gây khó khăn trong việc điều trị. Nhiều người cứ nghĩ tới suy giảm trí nhớ là bệnh của người già nên bỏ qua cơ hội điều trị. Người mắc alzehimer ở thể nặng có thể xuất hiện tình trạng rối loạn không gian, thời gian, rối loạn hành vi nên gây khó khăn trong việc chăm sóc và điều trị, bác sĩ Bình cho biết thêm.

Việt Nam là một trong 10 nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. Theo thống kê, số người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên của nước ta năm 2019 là 11,41 triệu người (chiếm 11,86% tổng dân số), năm 2021 có 12,5 triệu người (chiếm 12,8%) và ngày càng tăng nhanh. Ước tính vào năm 2038, Việt Nam sẽ chuyển sang giai đoạn dân số già với tỉ lệ người cao tuổi chiếm trên 20% tổng dân số. Già hóa dân số đang đặt ra thách thức lớn đối với hệ thống y tế. PGS.TS. Nguyễn Trung Anh - Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết: "Nghiên cứu thực trạng sức khoẻ của hơn 610 người cao tuổi (trên 80 tuổi) tại Sóc Sơn cho thấy, trung bình một người cao tuổi mắc đến gần 7 bệnh. Trong đó nhiều nhất là bệnh đục thuỷ tinh thể, bệnh hô hấp, sa sút trí tuệ, tăng huyết áp, bệnh cơ xương khớp, rối loạn mỡ máu… Đây là gánh nặng rất lớn cho bệnh nhân cũng như gia đình, đặc biệt là vấn đề chăm sóc".

PGS.TS. Nguyễn Trung Anh - Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương.

Hiện nay, khả năng cung cấp dịch vụ y tế cho người cao tuổi còn nhiều hạn chế, như thiếu các  cơ sở y tế (bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế…) và nguồn nhân lực chăm sóc người cao tuổi (bác sĩ, điều dưỡng lão khoa, người chăm sóc…). Bên cạnh đó, hệ thống nhà dưỡng lão, trung tâm bảo trợ xã hội tại Việt Nam còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Chính vì vậy, việc tăng cường chuyên môn cũng như cơ sở vật chất và nhân lực trong điều trị và chăm sóc người cao tuổi là một nhu cầu bức thiết và cần được quan tâm, PGS.TS. Nguyễn Trung Anh nói.

Nhiều người khi trẻ chưa quan tâm đến sức khỏe dẫn đến mắc nhiều bệnh về già. Trong khi , người cao tuổi ở các nước phát triển thường có sức khỏe tốt hơn bởi, theo PGS.TS. Nguyễn Trung Anh, nhiều người 80 tuổi ở các nước châu Âu, Mỹ vẫn còn khỏe vì họ có thói quen tập luyện thể thao ngay từ thời trẻ, đến tuổi trung niên vẫn tập luyện tích cực. Hiện nay, tại Việt Nam có hệ thống y tế cơ sở, các trạm y tế xã bao phủ rộng khắp. Từ đó, Việt Nam có thể tạo nguồn đào tạo các nhân viên y tế cơ sở này để chăm sóc người cao tuổi./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 339 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (tăng 12% so với trung bình 4 tuần trước).

Việt Nam là nước ASEAN duy nhất thực hiện ghép tạng trên 1.000 ca/năm, trong đó tạng từ người hiến chết não chiếm 6%, tạng hiến từ người sống 94%.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 3 đến 10/5), thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 13 trường hợp so với tuần trước đó.

Một bệnh nhân nam 22 tuổi, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội khởi phát bệnh với triệu chứng đau rát họng, ăn uống kém kèm sốt, có cơn rét run. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao 39 độ, co giật toàn thân, lơ mơ, cứng gáy... và được các bác sỹ chuẩn đoán là mắc não mô cầu.

Người đã tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu do nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu chỉ xuất hiện trong 3-42 ngày sau tiêm. Đây là khuyến cáo mà Bộ Y tế vừa đưa ra.

Dịch bệnh ho gà bùng phát mạnh ở Anh trong 4 tháng đầu năm, Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) ghi nhận 5 trẻ tử vong.