Người của làng trở về với mạch giếng làng
Làng Lại Đà, cái làng cổ xưa bên dòng sông Đuống, vốn thuộc huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc. Vật đổi sao dời, Đông Ngàn về Hà Nội, tên huyện, tên xã có đổi có thay, nhưng tên làng Lại Đà bao đời vẫn nguyên thế.
Con sông Đuống chảy qua làng còn có tên Đông Ngàn, vốn từ sông Hồng tách dòng, cuối cùng cũng nối dòng đổ ra biển lớn.
Người Lại Đà bao đời vẫn thế. Ưa nề nếp, hiếu học, trọng nghĩa tình. Chất nghĩa tình người Kinh Bắc với chất thanh lịch hào hoa người Tràng An thấm đẫm phong hóa, bồi quyện tư chất, hình thành nên tính cách con người của làng.
Có một người con ưu tú của làng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng!
Sinh ra từ làng, uống mạch nước giếng làng, cọng rốn cất vào đất làng, người con của làng lớn lên, rời làng, trưởng thành, thành người của nước, người của Đảng, của dân.
Người ta gọi ông: "Nhà lãnh đạo xuất sắc", "Người cộng sản trung kiên". Người ta gọi ông: "Nhà lý luận sắc sảo", "Người đốt lò vĩ đại"…Và nhiều nữa những danh xưng, tương xứng với tầm thế của con người ông.
Nhưng trước hết ông là người Hà Nội. Trước nữa, ông là người của làng Lại Đà.
Những người thầy thuốc và nhân viên Bệnh viện Quân đội 108 kể rằng, những ngày nằm bệnh viện, nhà lãnh đạo của Đảng vẫn gắng giữ nếp làm việc, vẫn đọc sách, nghiên cứu tài liệu, trao đổi và giải quyết những công việc quan trọng của Đảng và của nước.
Vào những buổi sáng, buổi chiều, khi vãn việc, sau giờ làm thuốc, ông thường ngồi bên chiếc bàn nhỏ, tầm mắt hướng ra phía cửa sổ, dáng trầm tư.
Phía ấy là sông Hồng – Con sông gắn với lịch sử hình thành nước Việt và Thủ đô Thăng Long - Hà Nội.
Phía ấy, ngược lên một đoạn, sông Mẹ tách dòng, sinh ra sông Đuống. Sông Đuống chảy qua làng ông, nối với mạch giếng làng ông.
Mọi con sông đều tìm đường ra biển lớn. Để ra biển lớn, có dòng sông nào không phải vượt lên những đợt sóng ngầm, những ghềnh đá, những khúc ngoặt, khúc quanh?
Để thành sông lớn về với đại dương, có con sông nào không tiếp nhận từ muôn ngàn những mạch nguồn li ti lớn nhỏ?
Người con của Hà Nội, người con của làng Lại Đà, vào những tháng ngày cuối cuộc đời vẫn không thôi đau đáu chuyện thế sự, chuyện Đảng, chuyện dân.
Nhà làm phim tài liệu, NSND Trần Văn Thủy, một người Hà Nội, từng bàn luận về sự tử tế: “Làm sao để khi từ giã thế giới, ta không chỉ nằm xuống như một người tử tế, mà điều quan trọng là ta có thể từ giã một thế giới tử tế hơn, trong đó con người được chăm lo hơn”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người tử tế, là người phấn đấu một đời để có “một thế giới tử tế hơn, trong đó con người được chăm lo hơn".
Nếu đi hết biển, qua các đại dương và các châu lục, đi mãi, đi mãi, thì cuối cùng lại trở về quê mình, làng mình.
Nhà làm phim tài liệu, NSND Trần Văn Thủy.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi hết biển. Chiều nay người của làng trở về làng mình - làng Lại Đà, trở về giếng quê có mạch nước từ nguồn sông Hồng, sông Đuống...
Uông Ngọc Dậu
Có một ngày, ta trở về thăm chốn cũ, lặng yên bên thềm giếng xưa, chiếc giếng khơi vẫn một mình đứng đó, cất giữ giùm ta bao kỷ niệm, bao ký ức thân thương, đợi ta trở về.
Đôi ta là nghĩa tào khang/ Xuống khe bắt ốc lên rừng hái rau. Có một người con luôn nhớ mẹ hay nói câu đó trước khi bắt đầu kể chuyện của bố và mẹ. Không hiểu sao mỗi lần mẹ kể là mỗi lần mưa dầm, cũng có thể mẹ chọn ngày mưa dầm để kể, cho nó hợp với câu chuyện, kiểu vậy.
Khi mọi loài hoa khác đã héo tàn hoặc thu mình cho qua mùa giá rét thì hoa dã quỳ lại bừng nở vàng tươi giữa cao nguyên mang đến cảm giác quyến rũ đến lạ thường.
Có muôn ngàn cách để kể về ba. Là chiếc lưng biến hóa thần kỳ thành ngựa cho con cưỡi nhong nhong. Là anh hùng dũng cảm giải cứu khi con mắc kẹt. Là siêu nhân giúp con hướng đến những việc làm tử tế. Nhưng với một người con, trên hết, ba là ánh nắng ấm áp chở che suốt cuộc đời này.
Quê hương là nơi mà chúng ta luôn muốn trở về khi mệt mỏi. Là nơi có vòng tay ba mẹ, của bạn bè, bà con hàng xóm yêu thương che chở. Là nơi có ngõ nhỏ heo may, cỏ dâng ngập lối, nơi có cây sung gốc đa còng lưng cõng tuổi, là bờ ao có con chuồn chuồn ớt nằm lim dim đợi nắng....
Hôm nay, khi ngồi lại với chính mình, tôi cảm thấy như vừa mở ra một cuốn sách cuộc đời, mỗi trang là một dấu ấn, mỗi chương là một câu chuyện đáng nhớ. Thời gian cứ thế trôi đi, và mỗi năm qua, tôi lại có dịp ngẫm lại những bước đi của mình. Những lần vấp ngã rồi đứng lên, những khoảnh khắc vui buồn đan xen, tất cả như một bức tranh sống động, đầy màu sắc. Tôi tự hỏi mình: mình đã trưởng thành hơn bao nhiêu?
0