Người đam mê sưu tập ảnh Bác Hồ

Về nghỉ hưu đã 33 năm nhưng hình ảnh của Bác Hồ đã theo ông Trần Văn Cao suốt cuộc đời để trong hoàn cảnh nào ông cũng cố gắng học tập theo gương Bác. Trong ông luôn nung nấu ước mơ sưu tầm ảnh Bác, lưu giữ nhưng hình ảnh về cuộc đời hoạt động cách mạng của Người cho thế hệ mai sau.

Câu chuyện sưu tập ảnh Bác Hồ của ông Trần văn Cao, xã Đại yên, Huyện Chương Mỹ bắt nguồn từ năm 1964, khi ông đang còn là một thực tập sinh tại Khu Gang thép Thái Nguyên. Năm đó, Bác về thăm Khu gang thép, được gặp Bác và nghe những lời giáo huấn của Bác với cán bộ, công nhân khu gang thép về tôi luyện tinh thần cách mạng, lập trường giai cấp… Hình ảnh của Bác từ đó đã theo ông Trần Văn Cao suốt cuộc đời để trong hoàn cảnh nào ông cũng cố gắng học tập theo Bác và nung nấu ước mơ sưu tầm ảnh Bác ghi dấu cuộc đời hoạt động cách mạng của Người cho thế hệ mai sau.

Phòng tư liệu sưu tầm ảnh về Bác Hồ của Ông Trần văn Cao.

Về nghỉ hưu đã 33 năm, ông Cao tự nhận mình là một lão nông thực thụ. Sau khi đã kinh qua công tác hơn 20 năm trong ngành Thủy lợi, với gần 10 năm làm việc tại nước bạn Lào. Những nỗ lực trong công tác đã mang về cho ông danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” của ngành năm 1968, đi kèm với đó là phần thưởng tập ảnh gồm 21 bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, lưu dấu suốt chặng đường hoạt động cách mạng của Người.

Ông Trần văn Cao luôn ngắm lại những bức ảnh sưu tầm về Bác.

Phần thưởng quý giá ấy không chỉ là kỷ niệm khó quên trong cuộc đời công tác, mà còn thôi thúc ông hình thành bộ sưu tập hình ảnh, tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp của Bác, nhằm thể hiện tình cảm của người con với vị Cha già kính yêu của dân tộc. Ông Trần Văn Cao chia sẻ, ông được gặp Bác từ khi 20 tuổi ở Thái Nguyên, những hình ảnh về Bác luôn được ghi sâu trong lòng ở bất kể nơi đâu, làm gì, đặc biệt trong thời gian đang công tác luôn nghe được những lời dạy của Bác. Bác dạy " Phải luôn làm người tốt, dù bất kể hoàn cảnh hay công việc nào ...".  

Ông Trần văn Cao luôn nâng niu những kỉ vật về Bác.

Trong 10 năm qua, ông Cao đã dành cả tâm huyết viết cuốn sử ca với 1456 câu thơ lục bát về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ, cùng với đó là 7 năm ông sưu tầm ảnh Bác. 311 bức ảnh về Bác là 311 câu chuyện ông gửi gắm tình cảm về nguồn gốc lịch sử từng bức ảnh ông sưu tầm. Ông Trần Văn Cao tâm sự, chỉ cần dùng sức lực của mình, là một người cán bộ, là một người nông dân dành cả tâm huyết, dành cả tấm lòng, theo đuổi ước mơ sưu tầm hiện vật về Bác, còn sức khoẻ sẽ còn làm những bài thơ, sưu tầm những bức ảnh để giáo dục và làm tư liệu, kỉ niệm cho các con cháu thế hệ sau này. 

Ông Trần văn Cao mong muốn sưu tầm những kỉ vật để lưu lại cho các thế hệ đời sau.

Hiện nay, công trình Nhà lưu niệm Bác Hồ của ông Trần Văn Cao là tấm lòng của ông đối với Bác Hồ hướng tới kỷ niệm 133 năm ngày sinh nhật của Người. Ông Nguyễn Viết Lâm, Bí thư Chi bộ thôn 2, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ cho biết, Phòng tư liệu triển lãm tranh và các kỉ vật về Bác rất cần thiết để giáo dục đảng viên nhìn vào đây để học tập, noi theo tấm gương Bác, xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp. Đây cũng là địa chỉ để mọi người đến tham quan, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức của Bác. 

Mong muốn của ông Trần Văn Cao là nhà lưu niệm ảnh Bác này sẽ được lan tỏa xa hơn, là địa chỉ đỏ để các thế hệ trẻ học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.