Người dân có thể chủ động tham gia cứu cây xanh

Do khối lượng cây gãy đổ cần phải dọn dẹp và dựng lại nhiều, trong khi lực lượng có hạn, theo các chuyên gia, người dân có thể tham gia dựng lại ngay những cây mới chỉ bị nghiêng, chưa bật gốc.

Theo các chuyên gia, cần phải dựng lại càng sớm càng tốt mới có thể đảm bảo khả năng sống sót của cây.

Theo ông Nguyễn Lân Hùng, Tổng tký Hội các ngành sinh học Việt Nam: "Rất nhiều cây nghiêng đổ, để lâu cây sẽ bị chết. Trong thời gian tới, chúng ta dựng lên, cắt bớt lá, cho rễ hút nước rồi cây sẽ phục hồi lại nhanh chóng". Còn với các cây đã bị bật gốc, quan trọng nhất lúc này là phải bảo vệ được bộ rễ, giữ độ ẩm cho cây.

Với các cây đã bị bật gốc, quan trọng nhất lúc này là phải bảo vệ được bộ rễ, giữ độ ẩm cho cây.

Về việc trồng mới, tại cuộc kiểm tra và làm việc với lãnh đạo thành phố mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất phân cấp cho các quận, huyện sớm tổ chức đấu thầu, không tập trung một đầu mối thì mới có thể nhanh chóng phủ xanh các tuyến phố.

Các lực lượng dọn dẹp cây xanh gãy đổ tại Hà Nội.

Toàn thành phố đang dồn lực dọn dẹp cây xanh gãy đổ và tổng vệ sinh môi trường. Các quận trung tâm phấn đấu trong ngày hôm nay sẽ cơ bản dọn dẹp xong. Riêng việc dựng và trồng lại khoảng 3100 cây gãy đổ, các đơn vị phấn đấu đến 20/9 hoàn thành theo yêu cầu của thành phố.

Đến 30/9, Sở Xây dựng sẽ cùng các quận, huyện rà soát những vị trí có thể trồng mới, bổ sung cây xanh, đảm bảo mỹ quan và cảnh quan đô thị.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ dự báo, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão nên ngày và đêm nay (19/9), Hà Nội có mưa rào rải rác và dông, có nơi mưa to.

Đến 17 giờ ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.