Người dân có thể sử dụng miễn phí xe buýt, tàu điện vào dịp lễ, Tết | Hà Nội tin mỗi chiều

Đề xuất sử dụng miễn phí xe buýt, tàu điện ngày lễ, Tết; Siêu thị, cửa hàng mở cửa lại, thị trường hàng hóa sôi động hơn... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Đề xuất sử dụng miễn phí xe buýt, tàu điện ngày lễ, Tết

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) vừa đề xuất UBND TP Hà Nội áp dụng miễn phí vé lượt, vé ngày xe buýt, tàu điện trong 11 ngày lễ, Tết trong các năm. Sở GTVT Hà Nội cho biết, dịp lễ Tết khách vãng lai, khách du lịch có nhu cầu sử dụng xe buýt, tàu điện tăng cao. Việc miễn phí vé là cơ hội để quảng bá hình ảnh Thủ đô, hệ thống vận tải hành khách công cộng hiện đại và thuận tiện, thu hút người dân sử dụng. Do vậy, Sở GTVT vừa kiến nghị UBND TP Hà Nội triển khai miễn phí vé xe buýt, tàu điện trong các dịp lễ, Tết.

Theo Điều 112 Bộ luật Lao động, Việt Nam hiện có 11 ngày nghỉ lễ chính thức gồm: Tết Dương lịch (1 ngày), tết Nguyên đán (5), giỗ Tổ Hùng Vương (1), Ngày thống nhất và Quốc tế lao động (2), Quốc khánh (2 ngày).

Theo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội, năm 2022 doanh thu 11 ngày lễ Tết khoảng 15,3 tỷ đồng (xe buýt 11,6 tỷ đồng, tàu điện 3,7 tỷ đồng). Khi hệ thống vé điện tử được đưa vào sử dụng, dự kiến doanh thu toàn hệ thống vận tải công cộng tăng lên 214 tỷ đồng một năm, có khả năng bù đắp được khoản miễn phí. Phía doanh nghiệp không bị ảnh hưởng khi miễn phí do vẫn được thành phố trợ giá vận tải hành khách công cộng.

Sở GTVT Hà Nội đang đề xuất miễn phí xe buýt, tàu điện tất cả những ngày lễ, Tết chính thức trong năm. Ảnh: Hanoimoi

Giải thích việc không miễn phí với vé tuần, vé tháng, Sở GTVT Hà Nội cho rằng hai loại hình vé này đã được ưu đãi so với vé lượt thông thường và được phép không giới hạn chuyến đi trong thời gian vé có hiệu lực. Cùng đó, vé tuần, vé tháng còn được áp dụng các chính sách giảm giá 50% cho nhóm học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp. Mức giá vé tháng hiện nay khá thấp so với thu nhập bình quân của người lao động. Hơn nữa, để miễn phí cho vé tuần, tháng cần cộng thêm ngày sử dụng cho hành khách. Theo các đơn vị khai thác vận hành, công tác này làm phức tạp cho hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Vì vậy, Sở GTVT đề xuất chỉ áp dụng miễn phí vé lượt, vé ngày xe buýt, tàu điện trong 11 ngày lễ, Tết.

Hiện, mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Hà Nội đến nay có 156 tuyến (trong đó có một tuyến buýt BRT, 10 tuyến xe buýt điện, 10 tuyến xe buýt CNG, 112 tuyến buýt thường, 8 tuyến không trợ giá, 12 tuyến buýt kế cận và 3 tuyến City Tour). Hệ thống vận tải hành khách công cộng đa phương thức có một tuyến đường sắt đô thị tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông, hiện đang chuẩn bị tích cực đưa thêm tuyến đường sắt số 3 đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy vào vận hành khai thác trong năm 2024.

Dịch vụ vận tải công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã được cải thiện rõ rệt như tăng số lượng tuyến, phương tiện, mở rộng vùng phục vụ và chất lượng. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ vận tải công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng đã được cải thiện... Loại hình vận tải công cộng bằng đường sắt đô thị cũng dần khẳng định được tính ưu việt nhờ tốc độ, thời gian chuyến đi được đảm bảo.

Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân lớn khiến người dân chuyển sang chọn đi phương tiện công cộng nhiều hơn là do giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh tăng trong thời gian qua dẫn đến chi phí đi lại bằng phương tiện cá nhân của người dân tăng theo. Để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng ngày một nhiều hơn trong thời gian tới, thành phố cần tiếp tục tuyên truyền những lợi ích thiết thực của vận tải hành khách công cộng đối với người dân để người dân hiểu và sử dụng; tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Hà Nội như chính sách giảm giá vé, đi xe buýt miễn phí; nâng cao chất lượng dịch vụ; mở rộng vùng phục vụ của xe buýt, đầu tư thay thế dần các phương tiện sử dụng dầu diezel sang phương tiện sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường.

Chính vì vậy, việc miễn phí vé lượt, vé ngày xe buýt, tàu điện trong 11 ngày lễ, Tết trong các năm chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ rất lớn của các người dân. Kích cầu người dân sử dụng phương tiện công cộng nhiều hơn. Trong các dịp lễ tết hàng năm, nhu cầu di chuyển tăng cao, không tránh được các cuộc tụ tập liên hoan, gặp mặt chúc mừng, nhiều người uống rượu bia vẫn tham gia giao thông  . Đơn cử, chỉ tính riêng trong ngày mùng Một Tết, lực lượng CSGT đã xử lý hơn 7.400 trường hợp vi phạm giao thông đường bộ; Trong đó vi phạm nồng độ cồn xử lý hơn 2.800 trường hợp. mùng 2 tết, gần 4000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn xử lý. Còn ngày mùng 3 tết con số đã lên tới hơn 5500 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý. Chính vì vậy đi phương tiện công cộng giúp giảm lượng phương tiện cá nhân, giảm tình trạng ùn tắc giao thông, vừa đảm bảo an toàn cho chính mình và những người tham gia giao thông.

Siêu thị, cửa hàng mở cửa lại, thị trường hàng hóa sôi động hơn

Không còn tâm lý tháng Giêng là tháng ăn chơi, ngay trong những ngày đầu năm mới, từ sáng mùng 1 Tết, nhiều siêu thị, cửa hàng đã mở cửa để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, đem tới sức sống và sinh khí ngay trong ngày đầu năm mới, với hy vọng mua may, bán đắt.

Ngay những ngày đầu năm Giáp Thìn, một số siêu thị đã sớm mở cửa phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, không khí mua sắm trong ngày mùng 3, mùng 4 Tết bắt đầu sôi động hơn. Ghi nhận chung cho thấy, nguồn hàng tại các siêu thị khá dồi dào, giá không đổi.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, để bảo đảm thời gian phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, trên 1.300 điểm bán hàng của các đơn vị bán lẻ đăng ký mở cửa bán hàng trở lại từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 5 Tết. Từ mùng 6 Tết trở đi, các hệ thống hoạt động bình thường. Ghi nhận tại các quận trung tâm thành phố, ngay từ ngày mùng 2 Tết, hệ thống siêu thị như GO!, Big C, Aeon, LotteMart, cửa hàng tiện lợi Circle K... đã mở cửa. Nếu như mùng 2 Tết lượng khách tới siêu thị mua sắm chỉ lác đác thì sang mùng 3 Tết người mua đã đông hơn.

Nhiều siêu thị lớn, cửa hàng mở cửa kinh doanh trở lại vào ngày mùng 3 Tết. Ảnh: Congthuong

Mở cửa từ mùng 2 Tết, lượng hàng tại siêu thị Big C Thăng Long (quận Cầu Giấy) dồi dào. Số lượng hàng hóa dự trữ phục vụ nhu cầu mua sắm trước, trong và sau Tết Giáp Thìn 2024 tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, do đó hàng hóa phong phú, bảo đảm tươi, mới.

Hệ thống siêu thị Aeon mở cửa hoạt động xuyên Tết, trong đó từ ngày 11/2 (tức mùng 2 Tết), mở cửa theo thời gian bình thường từ 8h đến 22h. Mùng 3 Tết, các kệ hàng đầy ắp hàng hóa, quầy rau xanh, thực phẩm chế biến sẵn, trái cây, thịt bò, hải sản có nhiều người tới chọn mua. Nhân viên siêu thị liên tục tiếp thêm rau, quả mới lên các quầy hàng. Các loại rau xanh được người dân chọn nhiều sau Tết bán với giá như ngày thường.

Dù biết số lượng khách hàng không được nhiều và đông như ngày thường tuy nhiên các siêu thị vẫn muốn đem tới nhu cầu tốt nhất, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Với các siêu thị lớn và trung tâm thương mại ngoài là nơi mua sắm còn là nơi vui chơi, giải trí qui mô, đáp ứng nhu cầu đông đảo người dân. Đón năm mới ai cũng có ước nguyện và kỳ vọng về những điều tốt đẹp. Với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, việc mở cửa hoạt động trở lại ngay trong ngày Tết là mong muốn "đầu xuôi đuôi lọt" và đặt niềm hi vọng việc kinh doanh sẽ được suôn sẻ, thuận lợi trong ngày đầu năm./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kinh doanh qua mạng hết thời trốn thuế; Con người là trung tâm để phát triển đồng bằng sông Hồng; Người điều khiển xe máy chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất trong tai nạn giao thông... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội dự kiến dành hơn 17 nghìn tỷ đồng để mở rộng gấp đôi đường Láng, giải bài toán ùn tắc Ngã Tư Sở; Hà Nội sẽ có bản đồ số về ngập lụt để cảnh báo cho người dân; Hơn 2.000 viên thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ giảm cân bị làm giả một cách tinh vi vừa bị lực lượng quản lý thị trường TP Hà Nội phát hiện thu giữ… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Lần đầu tiên Việt Nam ghép tạng thành công cho bệnh nhân suy gan tối cấp, sự sống tính bằng giờ; Mỗi năm Việt Nam cần hàng nghìn tỷ đồng để điều trị cho tất cả các bệnh nhân Thalassemia; Giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt 15 tỷ đồng của người phụ nữ Hà Nội... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội có 38 tuyến xe buýt đã thí điểm hệ thống vé điện tử; Lo ngại thiếu nước, Hà Nội tăng khai thác nước ngầm; Học sinh vi phạm ATGT sẽ bị gửi thông báo về nhà trường... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Điện Biên Phủ - trung tâm du lịch mới của vùng Tây Bắc đang thu hút lượng lớn du khách; Cục Hàng không lập đoàn kiểm tra đột xuất việc kê khai, niêm yết giá vé máy bay; Liên tiếp bắt giữ các vụ thực phẩm bẩn tại Hà Nội... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Lập Tổ công tác đôn đốc triển khai đường sắt đô thị Hà Nội, TP HCM; Cầu vượt thép Mai Dịch sẽ được thông xe vào ngày 6/5; Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại thuốc lá điện tử… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.