Người dân Hà Nội dễ tiếp cận dịch vụ công trực tuyến

Để giải quyết các điểm nghẽn trong Đề án 06, hướng tới hiện đại hóa nền hành chính, Hà Nội thực hiện nhiều nhiệm vụ đồng bộ, trong đó đáng kể là đợt cao điểm “Nước rút 60 ngày đêm” thực hiện tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính.

Các sở, ngành đã hoàn thiện quy trình điện tử để cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của thành phố. Đến nay, các nhiệm vụ của đợt cao điểm đã được hoàn thành 100%.

Mục tiêu Hà Nội đặt ra là toàn bộ các thủ tục hành chính phải được đẩy lên môi trường điện tử.

Rà soát toàn bộ các thủ tục hành chính là việc đầu tiên mà Sở Tư pháp và Sở Tài nguyên Môi trường thực hiện. Công việc được thực hiện cả vào các ngày nghỉ với mục tiêu toàn bộ các thủ tục hành chính phải được đẩy lên môi trường điện tử.

Tại khối quận, huyện, nhiệm vụ được đặt ra là khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ về công tác số hóa.

Tại khối quận, huyện, nhiệm vụ được đặt ra là khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ về công tác số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử,; cập nhật, công khai thủ tục hành chính trên cổng thông tin điện tử của địa phương.

Từ ngày 1/6/2024, toàn bộ bộ phận một cửa tại Hà Nội đồng loạt áp dụng thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt.

Hà Nội cũng thí điểm triển khai thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt tại các tuyến phố.

Đồng thời, Hà Nội thí điểm triển khai thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt tại các tuyến phố. Hồ sơ sức khỏe điện tử và chi trả an sinh xã hội không tiền mặt được thực hiện đạt kết quả tốt.

Nhiều cách làm đồng bộ đã được Hà Nội thực hiện rốt ráo để đạt mục tiêu cao nhất là hoàn thiện và đồng bộ cơ sở dữ liệu, để người dân tiếp cận với dịch vụ công trực tuyến một cách đơn giản hơn, thuận tiện hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chuyến thăm Việt Nam lần này được người đứng đầu Điện Kremlin đánh giá mang tính biểu tượng cao, khi diễn ra đúng dịp hai nước kỷ niệm 30 năm ngày ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Liên bang Nga và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (16/6/1994 - 16/6/2024), đặt nền móng và cơ sở pháp lý cho quan hệ trong giai đoạn phát triển mới.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành khoảng 3/4 chương trình đề ra với chất lượng và hiệu quả cao. Góp phần truyền tải kịp thời, sinh động và đa dạng các nội dung của Kỳ họp phải kể tới sự đóng góp rất tích cực của báo chí.

Thảo luận về Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, các đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc rất kỹ về tính khả thi của các biện pháp xử lý chuyển hướng được quy định tại Điều 36 của dự thảo Luật.

Sáng 21/6, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Sáng nay (21/6), với 91,99% tỷ lệ phiếu ủng hộ, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.

Tối qua, 20/6, các cựu sinh viên từng học tập tại Liên Xô và Liên bang Nga đã vinh dự được gặp mặt Tổng thống Putin trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5 của ông.