Người dân Hà Nội kiên cường vượt qua bão lũ

Cơn bão số 3 ập đến, để lại những dư chấn, mất mát, đau thương nhưng cũng đọng lại những câu chuyện cảm động về sự đoàn kết, lòng nhân ái, tinh thần tương trợ lẫn nhau và cả sự bình tĩnh, kiên cường của người dân Hà Nội trong khó khăn, hoạn nạn.
Đã lâu lắm rồi người Hà Nội mới lại chứng kiến những cảnh tượng như đã từng xảy ra cách đó hàng chục năm...
12h ngày 10/9, những hộ dân ở ngõ An Dương đang khẩn trương thu dọn đồ đạc đến nơi an toàn vì nước lũ đã bắt đầu dâng lên đến sát ngôi nhà của họ.
Những chiếc áo phao phát vội cho những người cần đến.
Người dân thu dọn đồ đạc, đưa gia đình đến nơi tránh trú, đề phòng tình huống xấu.
Sau trận mưa lớn tối ngày 9/9, nước lũ dâng cao nhanh chóng.
Nhiều hộ dân sinh sống và làm nông nghiệp tại bãi giữa sông Hồng phải nhanh chóng đưa tài sản, đồ đạc và vật nuôi lên bờ để tránh lũ.
Mặc dù người dân nơi đây vốn đã quen thuộc với việc đối phó với lũ lụt, nhưng mỗi khi thiên tai ập đến, nhịp sống của họ vẫn bị xáo trộn nhiều.
Sáng sớm ngày 11/9 nước sông Hồng dâng lên báo động 2, thêm nhiều hộ dân sống gần sông được đưa đến nơi an toàn.
Hà Nội vẫn mưa không dứt...
15h30 ngày 11/9, tranh thủ cơn mưa vừa ngớt, nhiều nhà trường cho học sinh về sớm tránh mưa lũ.
Hà Nội những ngày này, mọi nẻo đường cây cối vẫn ngổn ngang bởi mưa bão.
Các khu chợ, nơi cung ứng thực phẩm cho người dân vẫn tấp nập với dòng người mua bán có phần hối hả hơn.
Bên cạnh các loại rau củ quả cho những ngày mưa bão, thì phần lớn là đồ ăn được chế biến sẵn để phục vụ các gia đình đươc nhanh chóng.

Hà Nội đã ngớt mưa. Những dòng xe lại hối hả trên các con phố. Cho dù thiên tai có khắc nghiệt đến đâu thì cuộc sống vẫn phải tiếp diễn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong môi trường học đường, các thầy, cô giáo Tổng phụ trách Đội không chỉ là một giáo viên mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc dìu dắt các thế hệ đàn em thân yêu, góp phần hình thành nhân cách và những giá trị tốt đẹp cho thế hệ măng non đất nước, giúp các em rèn luyện, phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.

Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.

Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.