Người dân Hà Nội ủng hộ đầu tư đường Vành đai 4

Sáng 16/02, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng - Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã đi kiểm tra thực địa công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), tiếp xúc, nghe ý kiến người dân tại hai huyện Đan Phượng, Hoài Đức.

Tham gia đoàn có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông; Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn; lãnh đạo một số sở, ban, ngành...

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng và đoàn đã kiểm tra thực địa tại địa điểm chân cầu Hồng Hà (theo quy hoạch) giao với đê hữu Hồng và địa điểm quy tập mộ tại nghĩa trang trên địa bàn thôn Bồng Lai (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng); kiểm tra thực địa tại nghĩa trang xã Minh Khai và nghĩa trang xã Đông La (huyện Hoài Đức).

Tại mỗi địa điểm kiểm tra, Bí thư Thành ủy đã trao đổi, nghe báo cáo, nắm bắt tình hình tiến độ công tác GPMB của mỗi địa phương, chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc của cơ sở. Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đã gặp gỡ nhiều người dân có đất ở và phần mộ gia đình thuộc diện phải di dời phục vụ dự án ở xã Hồng Hà (huyện Đan Phượng) và các xã Minh Khai, Đông La (huyện Hoài Đức); trao đổi, tuyên truyền, vận động người dân chia sẻ, ủng hộ chủ trương của Đảng, Nhà nước; lắng nghe, ghi nhận ý kiến của bà con nhân dân...

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng thăm hỏi, động viên người dân có đất trong diện giải phóng mặt bằng phục vụ dự án Vành đai 4

Đáng chú ý, người dân các địa phương đều bày tỏ sự ủng hộ, nhất trí cao với chủ trương đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, sẵn sàng bàn giao mặt bằng phục vụ triển khai dự án. Bà con đồng thời kiến nghị thành phố quan tâm có cơ chế đền bù hỗ trợ phù hợp có lợi nhất cho người dân, sớm bố trí tái định cư để người dân yên tâm, ổn định cuộc sống...

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng thăm hỏi, động viên người dân có đất trong diện giải phóng mặt bằng phục vụ dự án Vành đai 4

Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, đi kiểm tra ở 4 điểm trên tuyến qua 2 huyện, gặp gỡ nhiều người dân, điều đáng mừng nhất là người dân đều hồ hởi, phấn khởi, đều thể hiện rõ sự ủng hộ, đồng thuận cao đối với chủ trương đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Đây là nhân tố rất quan trọng, qua đây càng đòi hỏi các cấp, các ngành từ thành phố xuống cơ sở phải làm thật tốt nhiệm vụ được giao, quyết tâm bảo đảm tiến độ công tác GPMB như đã đề ra; đặc biệt, phải làm thật tốt công tác đền bù, hỗ trợ, tái định cư cho người dân, nghiên cứu bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người dân theo quy định. Trong đó, chủ trương chung của thành phố là chọn những khu đất đấu giá để bố trí tái định cư cho người dân có đất ở phải GPMB, cố gắng tạo điều kiện thuận lợi, tương xứng cho người dân yên tâm, sớm ổn định cuộc sống. 

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng thăm hỏi, động viên người dân có đất trong diện giải phóng mặt bằng phục vụ dự án Vành đai 4

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội mang lại nhiều lợi ích. Ngoài giải quyết bài toán kết nối liên vùng, tạo điều kiện di dời giãn mật độ dân cư, khắc phục quá tải hạ tầng khu vực nội đô, tuyến đường còn mở rộng không gian phát triển, tạo ra động lực mới thúc đẩy các huyện còn khó khăn vươn lên.

“Như trên tuyến đường kiểm tra cho thấy, hầu hết các vùng tuyến đường đi qua là nông thôn, bà con sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người thành phố là 141,6 triệu đồng/người/năm, nhưng những nơi này thu nhập bình quân mới có 53-55 triệu đồng/người/năm, chênh lệch rất lớn. Khi tuyến đường hình thành, cùng với việc điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu đất phát triển đô thị của Hà Nội sẽ được tăng lên cho phát triển đô thị. Những khu vực này sẽ có điều kiện phát triển, người dân sẽ gia tăng thu nhập...”  Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nói. 

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng trao đổi với lãnh đạo địa phương về công tác GPMB trên thực địa

Phát biểu chỉ đạo lãnh đạo hai huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Bí thư Thành ủy nhắc nhở các lãnh đạo cấp ủy, chính quyền phải quán triệt tinh thần trách nhiệm cao vào cuộc thực hiện công tác GPMB;  sát sao với công việc, bám sát tình hình ở cơ sở, tuân thủ nghiêm các nguyên tắc, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả. “Đây là dự án trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa chiến lược, rất quan trọng, nên các đồng chí phải sát sao với công việc, không để xảy ra sai sót ảnh hưởng đến lòng tin của dân và sự tin tưởng của lãnh đạo thành phố, lãnh đạo Trung ương”, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng khảo sát khu vực nghĩa trang nằm trong diện GPMB phục vụ dự án Vành đai 4

Theo Báo cáo của huyện Đan Phượng, với tiến độ hiện tại, trong quý II-2023, huyện sẽ di dời được 1.440/1.678 ngôi, đạt 85,8%;  đồng thời, sẽ ban hành Quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án và tổ chức chi trả tiền đối với các hộ có đất bị thu hồi đạt 100%. Huyện cũng sẽ hoàn thành công tác GPMB 2 dự án tái định cư và và cơ bản hoàn thành công tác GPMB 4 dự án cải tạo, chỉnh trang nghĩa trang. Trong khi đó, huyện Hoài Đức khẳng định sẽ phấn đấu hoàn thành khoảng 82% tổng diện tích phải GPMB trong quý II-2023. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau phản ánh về tình trạng xe ô tô đỗ, dừng trái phép dưới lòng đường Nghiêm Xuân Yêm, đoạn gần khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ, phường Đại Kim đã tiến hành giải tỏa, xử lý vi phạm. Bước đầu ghi nhận kết quả tích cực, tình hình trật tự đô thị tại khu vực này đã dần đi vào nề nếp.

Sáng nay (2/5), Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đã trình bày Đề cương tổng quát Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ Thành phố.

Sau hai tuần thực hiện cao điểm Tháng hành động về an toàn thực phẩm, 4 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm của thành phố đã kiểm tra 11/30 quận, huyện, thị xã, phát hiện và xử lý nhiều vi phạm.

Sáng 2/5, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 17, họp bàn 6 nội dung quan trọng.

Hà Nội trong dịp nghỉ lễ, từng góc phố, khu vui chơi công cộng, công viên, vườn hoa đều trở nên lung linh hơn. Đó là công sức của hàng vạn công nhân, lao động thuộc Công ty môi trường đô thị. Miệt mài và chăm chỉ, họ đang góp phần gìn giữ Thủ đô luôn sáng, xanh, sạch, đẹp.

Dù đã có nhiều chính sách để mời gọi nhân tài, nhưng sau 10 năm, Hà Nội mới đón được hơn 100 thủ khoa xuất sắc về làm việc tại các sở, ngành. Với mục tiêu tạo chính sách đột phá để nhân tài ở lại Hà Nội, một trong 9 nhóm chính sách quan trọng đã được thể chế hóa tại Điều 16, Luật Thủ đô sửa đổi.