Người dân mong chờ ga Ngọc Hồi tái khởi động

Mới đây, tổ hợp ga Ngọc Hồi được Hà Nội dự kiến quy hoạch trên diện tích khoảng 250ha, sẽ bao gồm ga đường sắt tốc độ cao khi được thông qua, ga đường sắt thống nhất và đường sắt đô thị.

Hà Nội cũng xác định tổ hợp ga Ngọc Hồi sẽ là đầu mối trung chuyển hành khách từ liên tỉnh, liên vùng sang hệ thống giao thông nội đô. Việc ga đầu mối đường sắt cao tốc Bắc - Nam sẽ xây tại địa phương được rất nhiều người dân kỳ vọng sẽ chấm dứt việc mắc kẹt trong quy hoạch treo gần 12 năm nay.

Hơn 40 năm sinh sống tại địa bàn xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, ông Giang Lê Đức được biết khu nhà mình đang sinh sống sẽ nằm diện thu hồi để phục vụ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam khiến ông đan xen nhiều cảm xúc vui buồn lẫn lộn.

Ông Đức chia sẻ: "Nghĩ đến nghỉ hưu cuối cùng cũng chẳng được nghỉ, ở cái nhà lụp xụp, nay mưa thì ngập mai nó lại dột nát, chúng tôi rất mong muốn, nếu như có vấn đề phải chuyển đi chúng tôi luôn luôn ủng hộ".

Vì nằm trong dự án ga Ngọc Hồi cũ nên hơn 200 hộ của khu tập thể tại Tổ dân phố Khu C, xã Liên Ninh không thể sửa chữa, không thể xây mới trong suốt 12 năm qua, khiến hầu hết các khu nhà bị xuống cấp. Có những hộ 3-4 thế hệ ở chung một nhà, đời sống rất khó khăn nhưng hầu hết mọi người dân đều ủng hộ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn ga Ngọc Hồi và sẵn sàng di dời nếu cần thiết.

Nhà ga Ngọc Hồi hiện nay vẫn chỉ là một ga nhỏ trên diện tích đất khá rộng ở khu vực huyện Thanh Trì. Khi nơi này được quy hoạch trở thành điểm đầu của tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, không chỉ là ga đầu tuyến của tuyến đường sắt tốc độ cao mà đây còn được xác định là điểm chuyển đổi giữa đường sắt đô thị và đường sắt tốc độ cao.

Được xây dựng, nhà ga Ngọc Hồi hứa hẹn sẽ trở thành điểm trung chuyển có tiềm năng phát triển đô thị với mật độ cao xung quanh khu vực nhà ga Ngọc Hồi, tạo động lực phát triển cho huyện Thanh Trì và thành phố Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an quận Thanh Xuân vừa truy xét, bắt giữ đối tượng cướp giật tài sản của cụ bà hơn 80 tuổi. Đối tượng bị bắt giữ là Nguyễn Văn Vương (sinh năm 2001, trú tại xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.