Người dân ngoại thành chờ đợi nguồn nước sạch
Xin đấu nối nhờ là cách mà các hộ gia đình ở đây đang xoay xở bởi chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch. Đấu nối tự phát, không theo quy hoạch, cứ như vậy, hệ thống ống nước chằng chịt khắp các ngõ.
Ông Đàm Phú Hợi, người dân khu đất dịch vụ 6,9 ha (Hoài Đức, Hà Nội) bày tỏ: "7-8 nhà dùng qua một đường ống thì làm sao đáp ứng đủ nước sinh hoạt hàng ngày cho các hộ gia đình được. Bây giờ mong muốn nhất của các hộ dân là sớm được triển khai nước sạch cho các hộ cho có nước sinh hoạt hàng ngày".
Tự phát kéo ống, chấp nhận chi phí sử dụng nước sạch cao hơn, tuy nhiên, do nhiều hộ đầu nối nên nước sạch kéo về cũng không đủ để sử dụng. Chưa kể việc tự đấu nối thường xuyên gặp sự cố, rò rỉ nước, do đường ống không được chôn ngầm.
Anh Trương Đình Thảo, người dân khu đất dịch vụ 6,9 ha (Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, gia đình ông là một trong sáu hộ đến sinh sống sớm nhất ở khu vực này. Trước kia gia đình phải sử dụng nước giếng khoan, sau xin nước ở trong làng cách nhà 200m. Đường ống dẫn nước phải dùng loại phi 20, tuy nhiên, do thường xuyên có xe tải đi lại trên đoạn đường này, nên ống hỏng liên tục, phải sửa đi, sửa lại nhiều lần.
Nước trong làng được kéo ra qua đường ống này, sau đó sẽ lại được chia sẻ cho các hộ dân mới đến, hiện có khoảng 16 hộ gia đình đang sử dụng nước từ nguồn kéo này. Bởi vậy, các hộ dân phải sử dụng rất tiết kiệm và luân phiên lấy nước, khóa nhà này, mở nhà kia để mỗi nhà đều có nước dùng.
Anh Bùi Doãn Hải, đại diện cho người dân khu đất dịch vụ 6,9ha (Hoài Đức, Hà Nội) kiến nghị, mong muốn chính quyền tạo điều kiện để cho lắp hệ thống nước sạch sớm cho khu vực này để các hộ gia đình có đủ nước sinh hoạt, đặc biệt trong những ngày hè.
Hiện nay, huyện Hoài Đức có 46 dự án đất dịch vụ với diện tích trên 210 ha đang trong tình trạng khan hiếm nước sạch và vẫn chưa được các nhà đầu tư triển khai cấp nước với lý do vướng mắc về thủ tục pháp lý.
Ông Nguyễn Chí Thịnh, Giám đốc Công ty Nước sạch Tây Hà Nội cho biết, đối với việc đầu tư mạng lưới cấp nước trong khu vực đất dịch vụ Hoài Đức, đơn vị đã báo cáo với huyện.
Tháng 2/2024, UBND đã có báo cáo với thành phố để hướng dẫn huyện và công ty để đầu tư. Tuy nhiên, trong khi chờ, Công ty Nước sạch Tây Hà Nội đang phối hợp chính quyền huyện và bà con để tìm ra giải pháp sớm nhất để nước sạch sinh hoạt đến trực tiếp với bà con nơi đây.
Trong khi chờ những thủ tục pháp lý đảm bảo công khai minh bạch, hàng trăm hộ dân đang phải gồng mình gánh chịu cơn “khát” nước trong mùa hè. Mong mỏi lớn nhất của người dân là thành phố Hà Nội sớm có chỉ đạo kịp thời tháo gỡ, để người dân nhanh chóng có được nước sạch đảm bảo cuộc sống.
Hôm nay, 21/11, Thành ủy - HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao.
Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội. Văn bản nhằm cụ thể hóa Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024.
Sáng 21/11, Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô.
Trên địa bàn huyện Quốc Oai, nhiều tuyến giao thông trọng điểm đang gấp rút thi công nhằm đạt các tiến độ, về đích trước ngày 31/12/2024.
Sáng nay (21/11), Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
0