Người dân thắt chặt hầu bao, doanh nghiệp bán lẻ gặp khó
“Săn sale” là một cụm từ mà những tín đồ mua sắm dùng để nói về hoạt động mua hàng giảm giá. Nắm bắt tâm lý của người mua hàng, thích “săn sale”, nhiều nhãn hàng, siêu thị, trung tâm thương mại đã tung ra các đợt khuyến mại hấp dẫn để kích cầu tiêu dùng, đặc biệt dịp cuối năm. Chị Cù Thị Bích Hạnh - một người dân Hà Nội cho biết, trước đây chị cũng chi tiêu khá nhiều cho các đợt giảm giá. Tuy nhiên năm nay, do công việc kinh doanh khó khăn, tình hình lạm phát tăng nên chị tập trung chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu của gia đình chứ không mua sắm những mặt hàng khác dù có giảm giá.
Bà Hà Thúy Hải - một giáo viên về hưu, vợ chồng bà có một khoản tiền tiết kiệm gửi ngân hàng. Ngoài tiền lương hưu, tiền lãi ngân hàng cũng là một khoản thu nhập hàng tháng của gia đình. Từ đầu năm đến nay, lãi suất ngân hàng liên tục giảm sâu về mức thấp nhất kể từ thời điểm dịch Covid - 19, khiến cho số tiền hàng tháng nhận về từ tiền lãi ngân hàng cũng giảm đi. Điều đó cũng khiến bà Hải đắn đo trong chi tiêu, xác định khoản nào nên và không nên cắt giảm.
Ngoài ra, giá điện tăng kéo theo chi phí sinh hoạt và giá cả hàng hóa cũng tăng. Đó cũng là một trong những lý do khiến người tiêu dùng tính toán trong chi tiêu, không còn dễ dàng chi trả cho những sở thích cá nhân không thiết yếu.
Người dân thắt chặt chi tiêu, giảm dần tích trữ hàng hoá không phải tình trạng của riêng Việt Nam mà còn là của các nước trên thế giới khi lạm phát tăng cao, tình hình địa chính trị phức tạp. Tuy nhiên với những mặt hàng thiết yếu, nhu cầu vẫn sẽ gia tăng dịp cuối năm, do đó các doanh nghiệp, nhà bán lẻ cần có phương án trong việc chuẩn bị nguồn cung hàng hoá để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Có thể thấy, để kích cầu tiêu dùng cần giảm khâu trung gian, từ đó kéo giảm giá hàng hóa, thu hút thêm nhiều người tiêu dùng. Bên cạnh chính sách hỗ trợ, sự nỗ lực của doanh nghiệp đa dạng thị trường cũng rất quan trọng, thị trường nội địa có quy mô hơn 100 triệu dân là rất lớn, cần xác định đây là bệ đỡ cho doanh nghiệp lúc khó khăn. Chính phủ và Quốc hội đang bàn kéo dài chương trình hỗ trợ đến năm 2024 để tạo ra một niềm hứng khởi, tạo luồng gió thúc mọi người tiêu dùng nhiều hơn.
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".
Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
Tổng cục Thuế vừa tổ chức nghi lễ kích hoạt chính thức vận hành Cổng thông tin điện tử dành cho hộ cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Lễ hội mua sắm năm 2024 được tổ chức từ ngày 20 - 24/12/2024 tại Khu đất đấu giá Dược Thượng, Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Năm 2024, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, dù đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, kinh tế Thủ đô vẫn có sự tăng trưởng tích cực. Một trong những điểm sáng kinh tế của Hà Nội năm qua đó là kết quả thu ngân sách trên địa bàn Thủ đô.
Theo Tổng cục Thuế, lũy kế đến tháng 11 năm nay, thông qua hình thức tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan thuế đã thu hồi trên 4.200 tỷ đồng của hơn 6.600 người nợ thuế.
0