Người dân trông chờ việc thu hồi tài sản vụ Vạn Thịnh Phát

Trong vụ Vạn Thịnh Phát, các tội phạm làm khống cả nghìn hồ sơ, chiếm dụng trên một triệu tỷ đồng của Ngân hàng SCB, trong đó có trên 500 nghìn tỷ tiền gửi của người dân. Đây là vụ nhận hối lộ bằng tiền mặt và có số lượng tiền bị chiếm dụng, có khả năng thất thoát cũng nhiều nhất từ trước đến nay.

Thảo luận ở hội trường về các báo cáo, các đại biểu Quốc hội cho rằng, bức tranh chung về tình hình an ninh, trật tự xã hội trong năm 2023 còn những vấn đề đáng lo ngại khi tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng.

Theo đại biểu, năm 2023 kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Lợi dụng tình hình đó tội phạm đã nổi lên. Công tác phòng chống tội phạm dù đã đạt nhiều kết quả rất đáng khích lệ, tuy nhiên, số vụ phạm tội về trật tự xã hội tăng 18%, trong đó nhiều loại tội phạm tăng như: số vụ giết người, cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cho vay nặng lãi, gây rối trật tự công cộng.

Ông Phạm Văn Hòa - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp phát biểu: "Trong vụ Vạn Thịnh Phát, các tội phạm thực hiện hành vi làm khống cả nghìn hồ sơ để vay, chiếm dụng trên một triệu tỷ đồng của Ngân hàng SCB, trong đó có trên 500 nghìn tỷ tiền gửi của người dân, thậm chí Trưởng đoàn thanh tra của Ngân hàng Nhà nước nhận hối lộ 5,2 triệu USD. Có thể nói đây là vụ nhận hối lộ bằng tiền mặt nhiều nhất từ trước đến nay và vụ án này có số lượng tiền bị chiếm dụng, có khả năng thất thoát cũng nhiều nhất. Vụ này có thể chỉ là bề nổi của tảng băng bị vỡ, còn những tảng băng khác chưa bị vỡ. Người dân rất trông chờ vào việc thu hồi tài sản, tiền của các đối tượng trong vụ án này. Tôi mong Chính phủ, các ngành chức năng có đánh giá thật kỹ, thực tế, khách quan, cầu thị về thực trạng trên khi trong năm nay các vụ việc, số người vi phạm lại tăng trong khi các vụ giảm lại không đáng kể, tìm nguyên nhân để có biện pháp khắc phục hữu hiệu, lấy lại lòng tin với người dân, nhất là vụ án nghiêm trọng, rất nghiêm trọng liên quan đến cuộc sống, sinh hoạt, tâm lý, tình cảm, cuộc sống bình yên của người dân”.

Đại biểu Phạm Văn Hòa

Theo đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu Hoàng Quốc Khánh, bức tranh chung về tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật năm 2023 tăng cả về số vụ, số người chết và thiệt hại về tài sản do tội phạm gây ra, trong đó một số loại tội phạm tăng mạnh, nhất là tội phạm gây rối trật tự công cộng không chỉ gây bất an cho nhân dân mà còn thể hiện những hạn chế nhất định trong công tác phòng ngừa tội phạm trên một số lĩnh vực. Đại biểu cho biết: "Nguyên nhân do tình hình tội phạm tăng theo báo cáo của Chính phủ do tình hình Covid-19 với những khó khăn về kinh tế xã hội tác động đến đời sống, việc làm của một bộ phận người dân, theo tôi còn một số nguyên nhân khác, đó là công tác đánh giá, dự báo tình hình chưa tốt và công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức, nhất là cảnh báo phương thức thủ đoạn phạm tội để người dân biết, phòng ngừa đấu tranh. Đề nghị Chính phủ đánh giá đầy đủ nguyên nhân để từ đó có những giải pháp phòng ngừa đấu tranh hiệu quả".

Đại biểu Hoàng Quốc Khánh

Đại biểu Quốc hội thống nhất cao với 8 nhóm giải pháp của Chính phủ nhằm phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật năm 2024, trong đó, tiếp tục tăng cường đấu tranh các loại tội phạm; tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; công tác bắt, giam, giữ và điều tra, xử lý tội phạm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (13/5), tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành khai mạc phiên họp thứ 33.

Sáng 12/5, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI.

Chiều 10/5, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy hoạt động công nghệ cao tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, với sự tham dự của đại diện các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường.

Chiều 9/5, Bộ Ngoại giao tổ chức buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao dưới sự chủ trì của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng, trong đó khẳng định Việt Nam hoàn toàn đủ điều kiện để công nhận là nền kinh tế thị trường.

Chương trình hành động của Thành phố Hà Nội thực hiện nghị quyết về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước sẽ góp phần tạo lập môi trường mới để thu hút, khuyến khích sự sáng tạo của đội ngũ trí thức đang làm việc trên địa bàn Thủ đô.

Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14 của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển vùng; kế hoạch điều phối vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng.