Người đầu tiên trên thế giới được ghép mắt
Ca ghép toàn bộ mắt đầu tiên cho người đã được các bác sĩ phẫu thuật ở New York, Mỹ thực hiện. Đây là thành tựu được ca ngợi là một bước đột phá mặc dù bệnh nhân vẫn chưa lấy lại được thị lực.
Người nhận mắt, Aaron James, là một cựu quân nhân 46 tuổi đến từ bang Arkansas, sau một vụ tai nạn điện cao thế liên quan đến công việc, nửa bên trái của khuôn mặt, mũi, miệng và mắt trái của ông bị phá hủy.
Ca phẫu thuật kéo dài 21 tiếng đồng hồ đã mang đến kết quả tốt đẹp ban đầu. Ban đầu, các bác sĩ chỉ dự định đưa nhãn cầu vào hốc mắt vì lý do thẩm mỹ. Tuy nhiên, sau đó các bác sĩ đã nghiên cứu cách để kết nối mạng lưới thần kinh trong não với mắt cấy ghép bằng công nghệ tế bào gốc.
Sáu tháng kể từ sau cuộc phẫu thuật cấy ghép mắt, mắt được ghép đã cho thấy những dấu hiệu quan trọng về sức khỏe, bao gồm các mạch máu và võng mạc hoạt động tốt.
Bác sĩ Eduardo Rodriguez, trưởng nhóm cấy ghép chia sẻ: "Nếu bệnh nhân có khả năng phục hồi thị lực thì thật tuyệt vời. Mục tiêu là chúng tôi thực hiện phẫu thuật đảm bảo về mặt kỹ thuật. Lý tưởng nhất là mắt được mạch máu hóa. Nếu có vấn đề gì xảy ra, đó cũng là tiền đề để chúng tôi tiến hành các nghiên cứu khác trong tương lai".
Hiện tại, mắt được cấy ghép chưa kết nối được với não thông qua dây thần kinh thị giác. Để cải thiện sự kết nối giữa dây thần kinh thị giác của người hiến và người nhận, các bác sĩ phẫu thuật đã thu hoạch tế bào gốc trưởng thành từ tủy xương của người hiến và tiêm vào dây thần kinh thị giác trong quá trình cấy ghép, với hy vọng nó sẽ thay thế các tế bào bị tổn thương và bảo vệ dây thần kinh.
"Ngay cả khi tôi không thể nhìn thấy, có lẽ ít nhất các bác sĩ có thể học được điều gì đó để giúp đỡ người tiếp theo. Hy vọng điều này sẽ mở ra một con đường mới", ông Aaron James, bệnh nhân được cấy ghép mắt cho biết.
Việc cấy ghép toàn bộ mắt là một bước tiến lớn trong y học. Đây là điều mà các bác sĩ đã nghĩ tới trong nhiều thế kỷ nhưng chưa bao giờ thực hiện được. Giờ đây, nó đã trở thành sự thực, mở thêm hy vọng cho các bệnh nhân gặp vấn đề về mắt.
TIN LIÊN QUAN


Các bệnh truyền qua thực phẩm, đặc biệt là qua các thực phẩm tái, thực phẩm sống hiện nay hay gặp ở người thường do các nguyên nhân như: bệnh liên cầu lợn, bệnh sán não, bệnh liên quan ký sinh trùng... Gần đây, các bệnh viện liên tiếp tiếp nhận các ca bệnh này.
Một bệnh nhân nữ 38 tuổi, bị ung thư vú đã điều trị cách đây ba năm ở Thái Nguyên. Sau 13 năm, chị mới làm IVF thành công nhưng lại bị ung thư tái phát di căn. Đến nay thai đã được 34 tuần, trước diễn biến bệnh tình phức tạp của bệnh nhân, sáng ngày 5/12, ekip các bác sĩ bệnh viện K và bệnh viện Phụ sản Trung ương đã quyết định mổ bắt con cho thai phụ.
Theo Cục Y tế dự phòng, gần đây, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận các thông tin về việc gia tăng các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp và các trường hợp mắc cúm A(H5/N1), Covid-19 tại một số quốc gia như Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Campuchia...
Mới đây, Bệnh viện đa khoa Đức Giang đã mổ cấp cứu thành công cho nam thanh niên 34 tuổi ở Thường Tín, Hà Nội bị thanh sắt dài 40 cm đâm xuyên qua vùng bẹn xuyên qua bờ trên khớp háng và xuyên thủng ra sau mông bên phải. Dự kiến khoảng hai tuần nữa bệnh nhân có thể xuất viện.
Tuần qua (từ ngày 24/11 đến 1/12), trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 1.715 trường hợp sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã, đã giảm hơn 520 ca so với tuần trước đó.
0