Người định hình trường phái ngoại giao ‘cây tre Việt Nam’

Khái niệm ngoại giao “cây tre Việt Nam” được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu trong Hội nghị đối ngoại toàn quốc ngày 14/12/2021. Đây là sự đúc kết, hình tượng hóa đường lối đối ngoại mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang thực hiện với những đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, trường phái ngoại giao đặc biệt này có ý nghĩa vô cùng to lớn, quan trọng trong việc củng cố, khẳng định, nâng tầm vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Khái niệm Ngoại giao “cây tre Việt Nam” là sự đúc kết, khái quát hóa đường lối đối ngoại mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang thực hiện với những đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển đất nước.

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” góp phần quan trọng tạo nên vị thế, uy tín và hình ảnh một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, phát triển năng động, là bạn bè thủy chung, chân thành, là đối tác tin cậy, tích cực trên trường quốc tế.

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” góp phần quan trọng tạo nên vị thế, uy tín và hình ảnh một nước Việt Nam độc lập, tự chủ.

Thành tựu của công tác đối ngoại Việt Nam những năm qua là thành quả của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, trong đó nhân tố có ý nghĩa quyết định là sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ông Amiad, Ủy viên Uỷ ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Hoa Kỳ là người đã có bài viết đánh giá về đường lối ngoại giao cây tre Việt Nam đăng trong cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”.

Cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

11 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, ông Amiad dành nhiều thời gian nghiên cứu về Việt Nam. Theo ông, “ngoại giao cây tre” là một khái niệm rất tuyệt vời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bất kỳ quốc gia nào quan tâm đến sự chung sống hòa bình thì đều cần phải nghiên cứu.

Ông Amiad Horowitz - Ủy viên Uỷ ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Hoa Kỳ cho hay: “Phong cách ngoại giao cây tre của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một trong những công lao lớn nhất mà ông đã đóng góp cho ngoại giao của Việt Nam và cả các nước trên thế giới.

Đối với Việt Nam, đây là một nhân tố rất quan trọng trong việc xây dựng nên hình ảnh một đất nước uy tín và công minh trong mắt các nhà ngoại giao quốc tế. Với thế giới, ngoại giao cây tre của Việt Nam đã cung cấp mô hình tốt hơn cho các quốc gia. Mô hình vừa không gây tổn hại đến sức mạnh và nguyên tắc của ngoại giao, vừa có tính linh hoạt và tiếp tục theo đuổi hòa bình”.

Tư tưởng đối ngoại và ngoại giao “cây tre Việt Nam” được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần đầu tiên nêu ra là Hội nghị đối ngoại toàn quốc vào tháng 12/2021.

Trong gần 40 năm đổi mới vừa qua, Đảng ta đã kế thừa và phát huy bản sắc cội nguồn và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của thời đại phát triển trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, hình thành nên một trường phái ngoại giao, đối ngoại rất đặc sắc và độc đáo và tôi đã mạnh dạn nói và đã được nhiều nước thừa nhận là một nền ngoại giao mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Và với tâm thế ấy, trong ba nhiệm kỳ của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tạo nên những bước ngoặt lớn trong mối quan hệ song phương và đa phương giữa Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, tạo điều kiện cho đất nước phát triển bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Trong hai năm 2023 - 2024, trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp, song nguyên thủ của ba cường quốc hàng đầu thế giới là Mỹ, Trung Quốc, Nga đều lần lượt có các chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tạo nên những bước ngoặt lớn trong mối quan hệ song phương và đa phương giữa Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.

Ông Gennady Stepanovich - Đại sứ Nga tại Việt Nam chia sẻ: “Là một chính trị gia giàu kinh nghiệm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng biết đặt trọng tâm một cách chính xác và làm mọi cách để đảm bảo Việt Nam là một trung tâm quyền lực độc lập không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới. Trường phái “ngoại giao tre” mà ông xây dựng đã trở thành một trong những biểu tượng của chính sách đối ngoại ở châu Á và nhận được sự công nhận và tôn trọng xứng đáng trên trường quốc tế.”

Lãnh đạo các nước trên thế giới đã dành những lời khâm phục, đề cao những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác đối ngoại.

Lãnh đạo các nước trên thế giới đã dành những lời khâm phục, đề cao những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác đối ngoại.

Dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đối ngoại Việt Nam đã có một dấu ấn mới, ứng phó linh hoạt với những thách thức hiện tại và tương lai.

Với chính sách “ngoại giao cây tre” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, phục vụ bảo vệ hòa bình, hội nhập quốc tế và thúc đẩy phát triển thương mại, trên nguyên tắc độc lập và tự chủ.

Với chính sách “ngoại giao cây tre” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu: "Trung Quốc luôn ghi nhớ những đóng góp to lớn của đồng chí Nguyễn Phú Trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống “vừa là đồng chí, vừa là anh em” giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc.”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ghi trong sổ tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh chiều 20/7.

Tổng thống Nga Vladimir Putin viết: “Nước Nga sẽ nhớ đến Tổng Bí thư như một người bạn thực sự có đóng góp cá nhân to lớn cho việc thiết lập và phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Moskva và Hà Nội. Tôi đã nhiều lần có dịp tiếp xúc với con người tuyệt vời đó và sẽ giữ mãi ấn tượng về Tổng Bí thư.”

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đi đầu trong việc gây dựng mối quan hệ sâu sắc giữa nhân dân Việt Nam và Hoa Kỳ. Nhờ sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, hai nước chúng đã có được tình hữu nghị và quan hệ đối tác như ngày hôm nay.”

Đại tướng Raúl Castro Ruz và Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz Canel-Bermúdez viết: “Người bạn thân yêu Nguyễn Phú Trọng sẽ được các thế hệ người dân Cuba nhớ tới như một trụ cột trong mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu dài giữa hai nước chúng ta và như một người anh em vĩ đại, luôn sẵn sàng dang cánh tay đoàn kết với Cuba trong những hoàn cảnh thách thức phức tạp nhất.”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tạo nên những bước ngoặt đột khởi trong quan hệ quốc tế.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres chia sẻ: “Trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2011, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo có vai trò then chốt trong lịch sử đương đại của Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Việt Nam tiếp tục con đường phát triển mạnh mẽ trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu thế giới và là một đối tác quan trọng của Liên hợp quốc.”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá, Việt Nam đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển” thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam. Đó chính là trường phái “ngoại giao cây tre Việt Nam”, “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, mềm mại”, có nguyên tắc và có sách lược.

Trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động phức tạp và khó lường, với đường lối “ngoại giao cây tre”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tạo nên những bước ngoặt đột khởi trong quan hệ quốc tế, đưa Việt Nam vượt qua những thời khắc khó khăn, đồng thời để lại những di sản ngoại giao quý báu cho đất nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại thành phố Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo của các nền kinh tế APEC lần thứ 31.

Chiều 17/11, tại thành phố Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau.

Sáng 17/11, tại Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã đến dâng hương đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân đặt tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển và dự Ngày hội Đại đoàn kết với bà con Đất Mũi.

Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc - năm 1954, Đài Truyền hình Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp thực hiện chương trình cầu truyền hình Tập kết ra Bắc với chủ đề “Tình sâu nghĩa nặng" tại 3 điểm cầu: Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa vào tối 16/11.

Tiếp tục chương trình công tác tại Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Chiều 16/11 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Rio de Janeiro, Brazil, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).