Người đưa nghệ thuật tuồng đến gần với giới trẻ
Đến với nghệ thuật Tuồng một cách hết sức tình cờ, như là "duyên số", nữ nghệ sĩ tài sắc này đã nguyện ở lại làm người giữ lửa cho nghệ thuật tuồng trong bối cảnh sân khấu gặp nhiều khó khăn chồng chất... Với NSƯT Lộc Huyền - Tuồng là hơi thở, là cuộc sống và chính điều đó đã giúp nghệ sĩ vượt qua những khó khăn để cống hiến hết mình cho nghệ thuật.
Trong vở "Hồ Nguyệt Cô hóa cáo", NSƯT Lộc Huyền vào vai Hồ Nguyệt cô, vai diễn đã để lại ấn tượng đối với khán giả và đem về cho nghệ sĩ Huy chương Vàng tại Liên hoan Tài năng sân khấu trẻ toàn quốc năm 2003 và trở thành gương mặt trẻ đầy triển vọng của nghệ thuật tuồng. Thành công ban đầu đó đã trở thành động lực thôi thúc nghệ sĩ cống hiến cho nghệ thuật tuồng, là tiền đề để nghệ sĩ tiếp tục gặt hái nhiều giải thưởng cao trong các kỳ liên hoan, hội diễn sân khấu chuyên nghiệp.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất dân ca xứ Đoài - Đan Phượng, Lộc Huyền được trưởng thành trong gia đình yêu nghệ thuật. Ông nội chị là kép tuồng nghiệp dư, bố chị từng là thành viên trong đội văn nghệ của huyện. Sự đam mê với những giai điệu, lời ca của cha, ông đã được truyền lại cho cô gái sinh năm 1981.
Hơn 20 năm gắn bó với sân khấu, dường như chưa lúc nào thấy NSƯT Lộc Huyền thôi nỗ lực, bớt rèn giũa nghề nghiệp hay giảm sự trau chuốt, kỹ lưỡng trong từng vai diễn. Chị luôn mong muốn được làm hết khả năng, được "cháy" hết mình trong từng vai diễn. Chính vì thế, xem Lộc Huyền diễn tuồng lại càng hiểu thêm về khái niệm "hóa thân" của diễn viên với vai diễn của mình: có nghĩa là trong khoảnh khắc nào đó, ranh giới giữa diễn viên và nhân vật ấy như đã hoàn toàn mất đi...
Kể từ ngày đầu bén duyên rồi miệt mài, say đắm với nghệ thuật tuồng truyền thống, NSƯT Lộc Huyền đã để lại ấn tượng với khán thính giả qua rất nhiều vai diễn và gặt hái được rất nhiều thành công trong các kỳ liên hoan, hội diễn sâu khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Với 4 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 1 giải thưởng Nghệ sĩ Xuất sắc, năm 2019, Lộc Huyền được phong danh hiệu NSƯT. Trên con đường theo giữ lửa nghề, NSƯT Lộc Huyền luôn có sự sát cánh, ủng hộ, động viên của người bạn đời, đồng thời cũng là đồng nghiệp trên sân khấu - nghệ sĩ Mạnh Linh.
Với nghệ sĩ Lộc Huyền, tình yêu nghệ thuật truyền thống, tình yêu nghề, được thắp lên từ cái thuở ban đầu lưu luyến ấy cho đến mãi sau này, đã luôn như một ngọn lửa sưởi ấm, soi đường cho chị bước qua những chặng đường đời - đường nghề đầy chông gai, vất vả. Chị rất mong bằng những trải nghiệm của bản thân, sẽ góp phần nhỏ bé vào việc "giữ lửa", "truyền lửa" cho những người yêu bộ môn nghệ thuật sân khấu tuồng truyền thống - một trong những di sản quý của cha ông để lại cho đời sau.
"Thực ra bây giờ với thời công nghệ hiện đại 4.0 du nhập nhiều văn hóa, nhiều loại hình nghệ thuật hiện đại, chính vì lẽ đó mà thế hệ trẻ dần xa rời truyền thống. Trong khi đó, văn hóa truyền thống bên nước ngoài thì họ rất là trân trọng yêu thích. Nếu người dân Việt Nam mình không hiểu được giá trị của văn hóa truyền thống thì tự nhiên sẽ xa dần đi những cái món ăn tinh thần truyền thống ấy" - NSƯT Lộc Huyền chia sẻ.
Hiện NSƯT Lộc Huyền là Trưởng đoàn nghệ thuật thể nghiệm của Nhà hát Tuồng Việt Nam. Không chỉ khẳng định tài năng trong diễn xuất, NSƯT Lộc Huyền vẫn không ngừng truyền lửa đam mê đến với lớp diễn viên trẻ cũng như gìn giữ, phát huy giá trị của sân khấu nghệ thuật truyền thống.
Tuồng là một trong những nghệ thuật sân khấu truyền thống rất đặc biệt, có phong cách thể hiện độc đáo rất riêng. Để trở thành một nghệ sĩ tuồng thì rất gian nan, đòi hỏi người nghệ sĩ phải trải qua quá trình rèn luyện khó khăn, vất vả. Có người nói rằng, nghệ thuật tuồng mang tính cổ điển, bác học bậc nhất trong các loại hình sân khấu nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay công chúng đến với tuồng lại đang có xu hướng tỉ lệ nghịch với giá trị vẻ đẹp và sức hấp dẫn của tuồng. Với nghệ sĩ Lộc Huyền, chị luôn tâm niệm rằng, chỉ khi lớp trẻ hiểu được những giá trị, vẻ đẹp và sức hấp dẫn của nghệ thuật tuồng thì người ta mới yêu và đến với tuồng nhiều hơn.
Sân khấu tuồng đang nỗ lực từng bước nỗ lực vượt qua khó khăn, thích ứng để đến gần hơn với công chúng và chính những người trẻ như NSƯT Lộc Huyền đang góp phần neo giữ, đắp bồi những giá trị trân quý của cha ông để đồng hành cùng nhịp sống mới.
Sáng 11/12, Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Thưởng thức từng hạt xôi dẻo, từng viên kem ngọt thơm trên những con phố của Hà Nội, dù là mùa đông hay hè cũng đều đem lại cảm giác thật khó quên.
Sinh ra và lớn lên ở làng rối nước truyền thống hơn 300 năm - làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đắm chìm trong không gian nghệ thuật này khiến nghệ nhân Nguyễn Văn Phi có duyên với những con rối. Hiện ông là người chế tác rối nước thủ công duy nhất của phường múa rối nước này.
Tiết chào cờ đầu tuần của buổi sáng thứ hai luôn được các nhà trường duy trì với nhiều hoạt động sôi nổi để khởi động một tuần học tập đầy hứng khởi.
Có bao giờ khi bước đi trên phố và ngắm nhìn những khung cửa sổ của những ngôi nhà bên đường bạn chợt nhận ra đó chính là nơi những công dân đô thị 'kết nối' với bầu trời. Nhưng tiếc thay, những ô cửa sổ ấy, đôi khi, lại chẳng thể mở ra khoảng trời đủ rộng thỏa mãn khát khao 'bay cao' của những con người sống trong những ngôi nhà có những ô cửa sổ ấy.
Với gần 130 gian hàng ẩm thực của Việt Nam và 40 quốc gia, Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 không chỉ là nơi người dân Hà Nội và bạn bè quốc tế được trải nghiệm những hương vị độc đáo làm nên nền ẩm thực nổi tiếng của nhiều quốc gia mà còn mở ra cơ hội giao lưu văn hóa, thúc đẩy quan hệ giữa các nước thông qua ngôn ngữ chung là ẩm thực.
0