Người đưa quê vào phố
Chủ ngôi nhà đặc biệt tại ngõ An Trạch 1, phường Văn Miếu, quận Đống Đa - anh Vũ Huy chia sẻ: “Mình rất thích những điều mang giá trị thời gian và giá trị văn hóa, giá trị truyền thống từ thời ngày xưa cha ông mình để lại. Khi nghĩ đến ngôi nhà này, mình nghĩ đến khung cảnh một làng quê. Thay vì đi về quê, mình được tận hưởng không gian quê ở ngay giữa thành thị”.
Căn nhà gỗ mái ngói mang một phong cách truyền thống Bắc Bộ. Chỉ với diện tích khoảng 60 m2/ mặt bằng, chủ nhà cũng phải chia tỷ lệ phù hợp với kiến trúc của nơi này. Anh phải dựng ngôi nhà này ở xưởng trước, sau đó lên mô hình. Những phần như cột kèo, núi đá thì phải di chuyển bằng ròng rọc.
Tầng 3 là tầng dùng để sinh hoạt, bao gồm phòng ngủ và phòng khách, liên hoàn trong một không gian. Chủ nhà không chỉ mong muốn kết hợp vật liệu tự nhiên mà còn muốn lưu giữ lại nét văn hóa của người dân tộc. Toàn bộ những đồ nội thất ở phía dưới đều là nông cụ của người dân tộc như: rương của người Thái, ghế của người Mường, bao gồm rất là nhiều những cái ý tưởng đó, nó tạo lên một không gian đậm chất văn hóa và nó cũng rất là tự nhiên.
Đặc biệt, ở phía dưới tầng 3, chủ nhà làm trần tre, bởi anh quan niệm khi nói đến cây tre, là nói đến người Việt Nam, nói đến sự mộc mạc. Thanh tre trúc rất nhỏ, tạo nên một hiệu ứng đặc biệt ở phía trên trần, là điểm nhấn của căn phòng.
Anh Vũ Huy chia sẻ thêm, anh mong muốn ở đây trở thành nơi hội tụ để bạn bè có thể chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống. Mọi người khi đến đây để cảm nhận được sự tích cực từ họ, chỉ là một chữ “bình yên”.
Anh Đoàn Trọng Hiếu, phường Phúc Lợi , quận Long Biên cho biết: “Khi mình được tham quan căn nhà gỗ ngay tại tầng 5 của nhà anh Huy, mình cảm giác được trở về với thiên nhiên, trở về với làng quê nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Mình cảm giác bình yên và mang tâm trạng thoải mái ngay giữa lòng Thủ đô”.
Nói đến nhiếp ảnh về Hà Nội thì không thể không nói tới nhà nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo. Ông đã tạo dựng được tên tuổi bằng một phong cách chụp riêng về Hà Nội mà thời gian càng trôi qua, người xem càng thấy giá trị của từng khung hình.
Giáng Sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt tại Nhà thờ Lớn Hà Nội, nơi đây đã được trang hoàng lộng lẫy, thu hút du người dân và du khách đến tham quan, thưởng thức không khí đặc biệt mùa lễ hội.
Với nghệ nhân Nguyễn Đức Bình, giò chả Ước Lễ không chỉ là một món ăn mà còn chứa đựng trong đó tinh hoa văn hóa. Hơn 40 năm qua, ông đã góp phần gìn giữ, lưu truyền nét tinh hoa ẩm thực này một cách vừa khoa học lại đầy chất nghệ thuật.
Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.
Không phải vô cớ mà nhiều người lại mong ngóng Noel đến vậy. Có người nói, đó là bởi Giáng sinh có nhiều hoa và đèn rực rỡ, hay tại bởi không khí vui vẻ, sum vầy mà Giáng sinh đem lại…
Với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật trong môi trường đặc biệt, có yêu cầu khắt khe hơn so với những hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này, NSƯT Bạch Quốc Khanh - Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, không chỉ có hành trình dài học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là cả sự khổ luyện, cùng một tình yêu cháy bỏng với văn hóa truyền thống.
0