Người gìn giữ tinh hoa nghề đúc đồng Ngũ Xã

Đam mê, gắn bó với nghề truyền thống, nghệ nhân tiêu biểu Bùi Thị Minh đã cho ra đời nhiều tác phẩm đúc đồng, phát huy truyền thống nghề của tổ tiên.

Bà Bùi Thị Minh (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) là một trong số những nghệ nhân cuối cùng ở làng Ngũ Xã. Bén duyên với nghề sau khi kết hôn và được bố chồng trực tiếp dạy dỗ, hơn 40 năm gắn bó với nghề đúc đồng, bà đã góp phần tiếp nối thương hiệu của làng nghề đúc đồng truyến thống đã tồn tại 400 năm nay.

Nghệ nhân Bùi Thị Minh chia sẻ: Tôi học bố chồng tôi bao nhiêu tôi càng cảm thấy yêu nghề bấy nhiêu. Tôi tâm huyết với nghề để sau này truyền lại nghề từ đời tôi đến các con tôi. Nếu chúng tôi không học, không giữ gìn được nghề của tổ tiên thì thật sự là một điều rất ân hận".

Trong những năm qua, bà được nhận nhiều bằng khen của các cấp lãnh đạo thành phố; được UBND thành phố Hà Nội phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Hà Nội” năm 2019. Năm 2021, có hai tác phẩm được UBND thành phố Hà Nội công nhận sản phẩm OCOP 4 sao là đôi đèn tứ linh và lọ song ngư.

Năm 2021, Nghệ nhân Bùi Thị Minh có hai tác phẩm được UBND thành phố Hà Nội công nhận sản phẩm OCOP 4 sao.

Anh Nguyễn Thanh Tuấn, con trai bà Minh, nói rằng: “Khi nhìn mẹ làm, có gì đó trong tôi thôi thúc mình phải cố gắng giữ gìn và nối tiếp những giá trị mà bố mẹ đã để lại.

Bà Bùi Thị Minh cùng gia đình đã cố gắng vượt qua những khó khăn khi phải cạnh tranh với sản phẩm công nghiệp để tiếp tục duy trì nghề truyền thống. Hiện nay, xưởng của gia đình bà có hơn 20 nhân công. Mỗi sản phẩm mất nhiều tháng thực hiện.

Nghệ nhân Bùi Thị Minh luôn sẵn sàng dạy nghề miễn phí cho bất kì ai muốn học nghề, với hy vọng nghề tinh hoa của đất Thăng Long sẽ còn mãi. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội sở hữu nhiều di sản giá trị. Việc tái tạo sức sống cho các di sản này sẽ đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố sáng tạo.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa miễn phí vào đầu tháng 11/2024, thu hút đông đảo khách tham quan. Tuy nhiên, một bộ phận người dân thiếu ý thức đã thể hiện nhiều hành vi xấu xí, phản cảm ở nơi là không gian văn hóa.

Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhân dân quận Ba Đình đã gìn giữ di tích đền Cống Yên và những giá trị văn hoá tinh thần của cha ông để lại.

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 với rất nhiều hoạt động phong phú, mới lạ, không chỉ là nơi hội tụ mà còn lan toả mạnh mẽ tinh thần sáng tạo Thủ đô.

Ban Tổ chức ước tính đã có hơn 35.000 khách tham quan, trải nghiệm trên tuyến chính Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024. Đây là những khởi đầu ấn tượng trong chuỗi ngày hội của giới sáng tạo và những người yêu Hà Nội.

Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 40km về phía Tây, đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ, là một trong 3 ngôi đền thờ Hai Bà Trưng lớn và lâu đời nhất cả nước.