Người giữ 'hồn' cho lụa Phùng Xá

Hà Nội từng có rất nhiều làng quê có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Trong đó làng nghề Phùng Xá, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, từng được mệnh danh là “thủ phủ dâu tằm”.

Sinh ra trong tiếng canh cửi của làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng bên bờ sông Đáy, từ 6 tuổi, bà Phan Thị Thuận đã biết hái dâu nuôi tằm. Gắn bó với làng nghề, yêu những nong tằm nong kén, bà đã dành tâm huyết để góp phần phát triển ngành dệt tơ tằm Việt Nam.

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận chia sẻ: "Muốn phát triển thì luôn luôn có những ý tưởng đổi mới sáng tạo và truyền nghề dạy nghề cho các thế hệ mai sau. Từ năm 2010, tôi quyết định một lối đi mới cho ngành tơ tằm của Việt Nam. Đó là dùng con tằm làm thợ. Con tằm làm thợ dệt tức là tôi nuôi con tằm, tôi chăm sóc con tằm và tôi hiểu được con tằm. Ăn lá dâu trong 20 ngày đủ tơ trong bụng nó và nó làm thành tổ kén. Chúng tôi sẽ ươm tơ, se tơ dệt lụa. Lối đi mới của ngành tơ tằm của chúng tôi là tôi sẽ dùng con tằm làm thợ".

Trăn trở suy nghĩ rồi thử nghiệm, bà sáng tạo ra nhiều cách để sản phẩm tơ ngày càng bền, đẹp, đa dạng. Để tằm tự dệt là một trong số đó. Bà để tằm nhả tơ tự do rồi tìm cách cho con tằm đi theo hàng lối để tơ quấn tự nhiên vào nhau, cho ra những mảnh lụa bền chắc, phẳng mịn, không kỹ thuật dệt nào của con người có thể sánh kịp. Cách làm sáng tạo này còn giúp giảm bớt chi phí nhờ bỏ qua được các công đoạn kéo kén, ươm tơ, cào bông...

Vài năm trở lại đây, bà Thuận đã nghiên cứu và làm thành công tơ sen. Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận cho biết: "Khi chúng tôi cảm nhận được rằng tôi đã giữ được nghề và phát triển được nghề tơ tằm thì bắt đầu tôi nghiên cứu sợi tơ trong cuống cây sen. Rất may mắn cho tôi là gặp được đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh đến huyện Mỹ Đức và cũng đề xuất với huyện Mỹ Đức là tìm cho tôi một người nghệ nhân giỏi để làm tơ sen. Và tôi may mắn là được làm cho đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh và cũng được tham gia đề tài lấy sợi tơ từ cuống cây sen. Tôi đã thành công trong việc rút tơ từ cuống cây sen và diệt lụa tơ sen tại xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức".

Nhiều thợ ươm tơ, dệt vải trong xã có thêm động lực bám trụ với nghề truyền thống. Những năm gần đây, làng tơ tằm xã Phùng Xá đã trở thành một điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với nhiều giá trị ý nghĩa lịch sử, văn hóa, Đình làng Thành Công thuộc phường Thành Công (quận Ba Đình) đã được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp thành phố.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.

Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.

Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .

Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".