Người Hà Nội cải tạo ao làng thành bể bơi

Thời tiết nắng nóng, sông Hồng, ao hồ thành bể bơi miễn phí cho nhiều người ham mê môn thể thao bơi lội ở Hà Nội.

Trải nghiệm bơi sông Hồng 

Sông Hồng là địa điểm bơi lội ưa thích của không ít người dân Thủ đô, nhất là với những người đam mê bơi đường dài. Đặc biệt, trong thời tiết nắng nóng, oi bức, khu vực bãi bơi của CLB Cựu chiến binh tấp nập người dân.

Anh Nguyễn Ngọc Khánh, Chủ nhiệm CLB bơi Khám phá, là một trong những người bơi nổi tiếng nhất ở khu vực này.

Anh Khánh tham gia CLB và bơi ở sông Hồng đến nay đã được hơn 5 năm. Anh đến với bơi lội sau khi bị tai nạn đuối nước cuối năm 2018. Từ đó, anh quyết định tập trung tập luyện và thực hành bơi thực chiến tại sông Hồng.

Mỗi ngày, tại khu vực bãi bơi CLB Cựu chiến binh, cả trăm người dân đến bơi.

Mỗi ngày, khu vực bãi bơi CLB Cựu chiến binh dưới chân cầu Long Biên đón cả trăm người dân đến bơi ở sông Hồng. Người bơi thuộc đủ thành phần, đủ lưa tuổi, nghề nghiệp khác nhau, từ trẻ nhỏ đến các cụ cao niên.

Nhiều trẻ nhỏ cũng được bố mẹ đưa ra sông để làm quen với việc bơi sông. Đa số những người đến đây đều có mong muốn thử thách bản thân khi bơi tại môi trường sông nước và để gần gũi hơn với thiên nhiên.

“Nghiện” bơi là từ mà các “kình ngư” ở bãi giữa sông Hồng đùa vui với nhau. Dù thời tiết thế nào cũng không thể dập tắt được tinh thần thể dục thể thao, sống vui sống khỏe của họ. Bởi bơi lội giúp họ cân bằng được cuộc sống và tìm thấy niềm vui khác lạ.

Biến ao làng thành hồ bơi

Những năm qua, tại nhiều địa phương ở ngoại thành Hà Nội, nhiều ao làng đã được hồi sinh, trở thành những bể bơi miễn phí trong mùa hè, đặc biệt là dạy bơi cho trẻ.

Tại xã Liên Bạt (huyện Ứng Hòa), chiều chiều, người dân và đặc biệt là con trẻ rủ nhau ra ao làng bơi lội. Chỉ 2 tháng trước, cái ao hơn 7000m2 này vẫn là một ao tù chuyên kinh doanh thả cá, bốc mùi hôi tanh. Nhưng nay trẻ được vẫy vùng, tắm mát trong hồ bơi sạch sẽ, mát mẻ. Nhiều trẻ sau một tuần tập luyện đã biết bơi và bạo nước hơn hẳn.

Ao bơi tại xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa.

Từ khi ao bơi này đi vào hoạt động hồi đầu tháng 6, các gia đình đều có những buổi chiều đầy ý nghĩa bên con trẻ. Ông bà trông cháu xuống bơi. Trẻ được tắm ao làng mát mẻ, vận động lành mạnh, biết bơi và thoát khỏi sự sợ hãi khi vào môi trường ao hồ.

Để có ao bơi khiến người người phấn khởi này,  UBND xã Liên Bạt đã kêu gọi xã hội hóa cải tạo ao cá. Toàn bộ ao cá được hút nước, nạo vét bùn và rác, trải bê tông và bơm nước giếng khoan. Ao khoanh vùng thành các khu vực cho trẻ cao dưới 1m và tuổi lớn hơn.

Một ao tù trước kia của xã Dương Liễu giờ đây đã được cải tạo thành ao bơi.

Xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, đã biến một ao làng tù đọng, nhiều côn trùng, trở thành một ao bơi sạch sẽ, an toàn cho trẻ giải nhiệt mùa hè. Ông Phi Hậu, một người dân trong xã đã có sáng kiến nạo vét ao làng, xây dựng thành ao bơi sạch an toàn. Nhiều năm qua ở làng không có tai nạn đuối nước, mỗi năm thêm nhiều thanh thiếu niên biết bơi thành thạo.

Giải nhiệt trong sự an toàn

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong thập kỷ qua, đã có 2,5 triệu người tử vong do đuối nước. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em từ 5-14 tuổi.

Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện có gần 2.000 trẻ dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước mỗi năm.

Bệnh viện Nhi Trung ương những năm gần đây tiếp nhận hàng trăm bệnh nhi nặng và nguy kịch vì đuối nước. Mặc dù đã được hồi sức tích cực nhưng vẫn có nhiều trẻ tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề do không được cấp cứu ban đầu kịp thời và đúng cách.

Phòng chống đuối nước, đảm bảo an toàn cho trẻ em

Có rất nhiều cách có thể giúp phụ huynh phòng tránh tình trạng đuối nước của trẻ. Nhiều chuyên gia cho rằng trẻ em lứa tuổi mẫu giáo cần được người lớn giám sát, giảm nguy cơ đuối nước tại các công viên nước, bể bơi.

Các chuyên gia khuyến nghị phụ huynh nên cho trẻ em đi học các kỹ năng bơi cơ bản, kỹ năng an toàn dưới nước và những nguyên tắc cứu hộ an toàn khác.

Các chuyên gia cũng khuyến nghị phụ huynh nên cho trẻ em đi học các kỹ năng bơi cơ bản, kỹ năng an toàn dưới nước...

Theo ước tính, việc đầu tư vào các chương trình chăm sóc cho trẻ mẫu giáo, chương trình dạy kỹ năng bơi cơ bản cho trẻ có thể cứu khoảng 774.000 trẻ em khỏi nguy cơ đuối nước từ nay cho đến năm 2050.

Các bậc phụ huynh cần lưu ý lên kế hoạch, lựa chọn các địa điểm phù hợp để đảm bảo an toàn khi đưa trẻ đi chơi tại các công trình liên quan đến nước.

Khi cho trẻ em chơi tại những khu vực trên, phụ huynh cần giám sát, lưu ý trẻ về các quy tắc an toàn, hạn chế cho trẻ chơi ở những nơi nước sâu, đồng thời trang bị các dụng cụ cần thiết như áo phao để đảm bảo an toàn dưới nước cho các em.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thực hiện nghiêm kế hoạch của Bộ Công an về đảm bảo an ninh, an toàn chuyến thăm chính thức Việt Nam của đoàn khách quốc tế, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ, trong đó xác định yêu cầu bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho đoàn khách quốc tế và các hoạt động đón tiếp, làm việc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Trước thực trạng Luật PCCC hiện hành đang bộc lộ những bất cập, Bộ Công an đã soạn thảo dự thảo Luật PCCC&CNCH, trong đó quy định điều kiện bảo đảm an toàn phòng cháy đối với nhà ở.

Thực hiện nghiêm kế hoạch của Bộ Công an về đảm bảo an ninh, an toàn chuyến thăm chính thức Việt Nam của đoàn khách quốc tế, Bộ Tư lệnh CSCĐ đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho đoàn khách quốc tế và các hoạt động đón tiếp, làm việc của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Ngày 19/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã đến thăm, chúc mừng Hội Nhà báo Việt Nam,Thông Tấn xã Việt Nam và báo Hà Nội Mới nhân kỷ niệm 99 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024).

Dự thảo mới nhất Quy chuẩn sửa đổi QCVN 09:2015 về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô đã bổ sung quy định xe tự động, xe tự hành phải có các tài liệu chứng minh sự vận hành an toàn của phương tiện.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cần ưu tiên kinh phí khoảng 1.295 tỷ đồng để gia cố khẩn cấp các công trình tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn rất cao trên các tuyến đường sắt.