Người Hà Nội thay đổi thói quen trong ngày đông rét buốt
Sáng sớm, khi gió đông ùa qua chưa kịp làm tan chảy những giọt sương đêm, người Hà Nội thường bắt đầu ngày mới của mình bằng một cốc cà phê nóng hổi. Thói quen uống cà phê cùng bát phở hay bánh mì nóng giòn đã trở thành một nét văn hóa độc đáo, thậm chí là không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, khi tiết trời lạnh buốt, mọi người thường chọn những quán cà phê nằm trong những con phố nhỏ, có mái hiên dày để tránh gió lạnh. Thay vì ngồi ngoài trời như thường lệ, họ thích tận hưởng không khí ấm áp bên trong quán, nơi có những chiếc bàn gỗ nhỏ và ánh đèn vàng ấm cúng.
Chia sẻ về thói quen những ngày gió mùa về, chị Hằng, một nhân viên văn phòng cho biết: "Trong đợt rét kéo dài này, gia đình tôi có trẻ nhỏ nên đã phải thay đổi không ít thói quen sinh hoạt. Từ việc buổi sáng hay cho các cháu đi ăn sáng ở ngoài, nay trời rét buốt, tôi lại đổi sang cho các cháu ăn sáng ở nhà. Vừa để trẻ con có thời gian ngủ thêm một chút, vừa đỡ phải ra đường lúc sáng sớm còn sương giá dễ bị cảm lạnh."
Hay chị Thúy, một người dân ở quận Đống Đa cho biết: "Mình vừa sinh em bé được hai tháng, khi gió mùa ùa về, nhiệt độ giảm nhanh khiến mình phải cẩn thận hơn rất nhiều trong việc chăm sóc con. Mình đã phải điều chỉnh giờ tắm cho bé, từ việc nhờ cô y tá tắm buổi sáng, mình đã phải xin lùi thời gian sang buổi chiều cho đỡ lạnh. Bên cạnh đó, cũng phải để ý kĩ càng hơn nhiệt độ, độ ẩm ở trong phòng vì con còn quá bé."
Những ngày gió mùa về, trời thường có sương giá về đêm và sáng sớm, cũng như trời sẽ sáng muộn hơn mọi hôm. Không chỉ trẻ nhỏ, người già cũng cần hết sức cẩn thận trong việc chú ý chăm sóc sức khỏe của mình, khuyến cáo hạn chế ra đường vào buổi đêm và sáng sớm, sương giá lạnh sẽ dễ gây cảm lạnh, đau nhức xương khớp. Thời tiết lạnh cũng khiến người Hà Nội chú ý hơn đến việc chăm sóc sức khỏe cá nhân. Trong những ngày se lạnh, việc ăn mặc ấm áp và sử dụng các phương tiện bảo vệ sức khỏe như khẩu trang, áo ấm trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Không chỉ là thói quen sinh hoạt, người Hà Nội cũng ít nhiều thay đổi thói quen ăn uống. Những món ăn được ưa chuộng ngày hè được thay thế bằng các món ăn nóng hổi, cay nồng như lẩu, bún riêu hay bánh mì chảo... Những món ăn nóng giúp giữ ấm cơ thể và tăng cường năng lượng để đối mặt với thời tiết khắc nghiệt.
Các quán hàng vỉa hè với những chiếc bếp than nho nhỏ trở thành điểm đến được ưa thích, nơi mọi người tập trung quây quần bên ánh lửa, thưởng thức những món ăn nóng hổi, đậm đà.
Mùa đông được gọi là mùa của yêu thương bởi đây cũng là lúc người ta muốn quây quần, tụ họp bên gia đình, bạn bè, chia sẻ những câu chuyện vẫn còn dở dang. Những ngày này, thời tiết rét buốt cũng khiến người dân Hà Nội phải thay đổi thói quen thường nhật để thích nghi với thời tiết. Dù buốt giá, dù đông năm nay có đến muộn hơn, nhưng mùa đông Hà Nội vẫn luôn được mong ngóng bởi những điều thật đẹp, thật bình dị mà nó mang lại.
Với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật trong môi trường đặc biệt, có yêu cầu khắt khe hơn so với những hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này, NSƯT Bạch Quốc Khanh - Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, không chỉ có hành trình dài học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là cả sự khổ luyện, cùng một tình yêu cháy bỏng với văn hóa truyền thống.
Xuất phát từ tình yêu với những họa tiết cổ truyền và ký ức về những chiếc áo bông thời thơ ấu, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ đã đem câu chuyện của mình vào các thiết kế áo bông mang âm hưởng đương đại.
Sáng 11/12, Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Sinh ra và lớn lên ở làng rối nước truyền thống hơn 300 năm - làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đắm chìm trong không gian nghệ thuật này khiến nghệ nhân Nguyễn Văn Phi có duyên với những con rối. Hiện ông là người chế tác rối nước thủ công duy nhất của phường múa rối nước này.
Gìn giữ các loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, dân ca kịch... trong đời sống đương đại là trăn trở chung của những người làm nghề. Đáng mừng là giờ đây, các loại hình nghệ thuật truyền thống đã có lớp nghệ sĩ mới tài năng, kiên định với sứ mệnh gìn giữ tinh hoa dân tộc, trong đó có NSƯT Lộc Huyền, Trưởng đoàn nghệ thuật thể nghiệm - Nhà hát Tuồng Việt Nam.
Là một trong những nhà thiết kế theo đuổi con đường nhung, lụa thêu tay, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ đã dành nhiều tâm huyết để đưa chất liệu nhung, lụa Việt Nam lên một nấc thang mới. Hành trình ghi dấu phong cách riêng của mình trong làng thời trang Việt của cô gái trẻ là cả một sự nỗ lực để hồi sinh, đưa những sản phẩm nhung lụa thêu tay truyền thống đến gần với đời sống đương đại.
0