Người Hà Nội với tình yêu cờ tướng

Từ thế kỉ 11-12, cờ tướng đã được chơi phổ biến ở Kinh đô Thăng Long. Cho đến tận bây giờ, thú chơi vừa có tiếng đỉnh cao trí tuệ lại vừa dân dã ấy vẫn là liều thuốc tinh thần vô giá với người Hà Nội thông qua những câu chuyện đầy thú vị.

Với nhiều người Hà Nội và cả các du khách khi đến với Thủ đô, những hình ảnh quen thuộc làm nên nét văn hóa đặc trưng ở khu vực Bờ Hồ không chỉ là những di tích văn hóa, thắng cảnh nổi tiếng, những gánh ẩm thực đậm chất Hà Nội, mà còn là những hoạt động văn hóa, sinh hoạt hàng ngày của người dân Thủ đô như thú chơi cờ tướng.

Trong những khu tập thể cũ, phong trào cờ tướng cũng không kém phần rôm rả. Những người hàng xóm láng giềng thời hiện đại luôn cảm nhận được rất rõ sợi dây vô hình kéo họ xích lại gần nhau hơn qua bàn cờ tướng.

Ai cũng dễ dàng nhận thấy sự đam mê của người Hà Nội với cờ tướng. Điều đó thể hiện qua những "sàn thi đấu" ở khắp nơi: từ những không gian phố xá sầm uất, đến các quán trà đá ẩn trong những con ngõ nhỏ.

Phong trào cờ tướng trong những khu tập thể cũ cũng không kém phần rôm rả.

Với tình yêu cờ tướng từ nhỏ, ông Lưu Đức Hải - Phó Chủ tịch Liên đoàn Cờ tướng Việt Nam đã viết nên cuốn sách về lịch sử cờ tướng Việt Nam từ khi ra đời cho đến hiện nay, một cuốn cẩm nang dành cho những người yêu thích cờ tướng.

Đều đặn mỗi tuần, ông Hải và những người bạn cờ của ông cũng tụ tập với nhau để chia sẻ, chuyện trò về cờ tướng cùng những trăn trở làm thế nào để phát triển cờ tướng thành môn thể thao mang tầm quốc tế.

Sau những trăn trở ấy, một câu lạc bộ dành cho những người yêu cờ tướng đã ra đời ngay trên khu phố đi bộ bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Với những người yêu cờ, không kể tuổi tác, đây không chỉ là nơi học hỏi những nước cờ "hiểm" từ các cao thủ, mà đôi khi còn là nơi để rèn luyện trí tuệ, thư giãn và rèn tính người.

Nhiều bạn trẻ cũng có niềm đam mê bất tận với cờ tướng.

Anh Alex Chikien, du khách Canada chia sẻ: "Ông ấy rất giỏi, trận đấu kết thúc rất nhanh. Đây là lần thứ hai tôi đến Hà Nội. Nhưng là lần đầu trải nghiệm tại kì đài này. Thật thú vị."

Cờ tướng đã trở thành một "đặc sản" trong đời sống tinh thần của người Hà Nội bởi những câu chuyện thú vị mà nó đem đến cho cuộc sống của mỗi người. Đến Hà Nội, đâu đâu cũng thấy cờ tướng, từ vỉa hè, vườn hoa, công viên đến các khu tập thể...

Thật dễ hiểu khi giờ đây, không chỉ có những người cao tuổi trầm ngâm bên bàn cờ tướng, mà giới trẻ cũng rất hâm mộ cờ tướng. Đó là một cách thật tự nhiên để tình yêu cờ tướng được lan tỏa và sống lâu bền trong cuộc sống của người Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày nay, dù người đọc đã có nhiều sự lựa chọn hơn trong cách đọc báo, dù số lượng báo in hàng ngày giảm đi so với trước đây thì một bộ phận người Hà Nội vẫn giữ thói quen đọc báo giấy hàng ngày.

Từ những mảnh vải vụn được sưu tầm về, cùng với sự sáng tạo, bàn tay khéo léo của nữ họa sĩ Thanh Thục, những tác phẩm nghệ thuật đầy sức sống đã ra đời.

Ngày nay, khi mà chiếc áo, chiếc quần có khi chỉ mặc qua một lần chụp ảnh đã thành cũ, thì chuyện vá lại những vết rách trên quần áo là điều hiếm thấy. Thế mà giữa Hà Nội vẫn có một người phụ nữ hàng ngày tỉ mẩn từng đường kim mũi chỉ vá lại những chiếc áo, quần rách.

Mâm cỗ Trung thu chẳng khi nào thiếu được bánh nướng, bánh dẻo. Nhưng ít ai biết rằng, ẩn sau vẻ đẹp tròn đầy của chiếc bánh là cả một quá trình sáng tạo tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo của những nghệ nhân làm khuôn bánh.

Với niềm đam mê gắn bó với nghề truyền thống, giữa phố cổ Hà Nội, có một gia đình vẫn duy trì nghề làm mặt nạ giấy bồi từ nhiều năm nay.

Tại làng Thuỵ Ứng (Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội), những chiếc sừng khi qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân Lê Thị Thuận, đều trở thành những món đồ tinh xảo, đẹp mắt.