Người khắc đam mê lên những chiếc đồng hồ

Việc tạo tác cho những chiếc đồng hồ tinh xảo không chỉ là công việc, mà còn là sự kết hợp giữa nghệ thuật và sự đam mê và mỗi chiếc đồng hồ đều mang theo dấu ấn cá nhân và tâm huyết của người thợ chạm khắc.
Ngày nào cũng vậy, khoảng 9h30 sáng, anh Trần Ngọc Chiến (phường Nhân Chính, Thanh Xuân) lại đến xưởng chạm khắc đồng hồ - nơi anh và một số người bạn có cùng đam mê làm việc.
Điêu khắc thủ công trên vỏ đồng hồ cao cấp cần có trình độ chuyên môn cao.
Vậy nên đòi hỏi người thợ không chỉ có kỹ năng mà còn cần có cả sự am hiểu sâu sắc về nghệ thuật và cấu trúc của đồng hồ, một lĩnh vực mà ít người có thể đạt tới.
Mỗi chiếc đồng hồ chạm khắc không chỉ đơn thuần là phụ kiện mà còn là tác phẩm nghệ thuật, mang đậm dấu ấn cá nhân và phong cách riêng.
Việc chế tác vỏ đồng hồ cao cấp đòi hỏi sự kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và công nghệ hiện đại.
Đặc biệt, công việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ mới giúp tạo ra được những tác phẩm có giá trị thẩm mỹ và độ tinh xảo vượt trội.
Hầu như ngày nào cũng có những người yêu thích những chiếc đồng hồ chạm khắc tìm đến xưởng của anh Chiến.
Và đó cũng là động lực để những người có đam mê với nghệ thuật chạm khắc trên đồng hồ như anh, có thêm cơ hội để sáng tạo ra những tác phẩm tinh xảo, có giá trị thẩm mỹ cao, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong môi trường học đường, các thầy, cô giáo Tổng phụ trách Đội không chỉ là một giáo viên mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc dìu dắt các thế hệ đàn em thân yêu, góp phần hình thành nhân cách và những giá trị tốt đẹp cho thế hệ măng non đất nước, giúp các em rèn luyện, phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.

Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.

Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.